Trong khi thị trường rau sạch vẫn còn thật giả lẫn lộn thì tự trồng rau sạch là cách bảo vệ sức khỏe gia đình tốt nhất, nhất là với những người dân sống ở thành phố. Bài viết này xin giới thiệu một số công nghệ trồng rau sạch mà các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và triển khai thành công.
Công nghệ trồng rau sạch đều có ưu điểm là tận dụng không gian, diện tích dư thừa nơi ban công, sân thượng, sân nhà. Nó còn là một thú tiêu khiển cũng như chăm sóc cây hoa cảnh. Theo tính toán của các nhà khoa học nếu mỗi hộ chỉ "trồng" từ 3 đến 4m2, chúng ta sẽ có thêm khoảng 1 triệu m2 thảm xanh luân chuyển nằm tại các ban công, sân thượng sân nhà...
Với công nghệ trồng rau sạch, mỗi năm, người nông dân có thể trồng 11-12 vụ thay vì chỉ có 1 - 2 vụ như từ bao đời nay trồng trên đất. Công nghệ cũng có thể tận dụng những diện tích không có khả năng canh tác mà vẫn tạo được sản phẩm có năng suất, chất lượng cao.
Trồng rau không cần đất
Hiện có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp như của PGS Hồ Hữu An, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (DĐ: 0912329798) hay của GS.TSKH Lê Đình Lương, ĐH Quốc gia Hà Nội (DĐ: 0907137678).
Ưu điểm của công nghệ là trồng rau trên các giá thể có sẵn trong nước, không dùng đất nên không bị ô nhiễm các kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, vi sinh vật có hại... Người trồng cũng không phải thanh trùng nền đất như ở ngoài đồng, tiết kiệm tối đa tiền mua thuốc bảo vệ thực vật và công phun tưới. Sau mỗi vụ trồng, có thể trồng tiếp luôn mà không cần phải cày bừa,
làm cỏ lại như ngoài đồng ruộng.
Giấy ăn cũng là nguyên liệu trồng rau
Một mô hình trồng rau tại hộ gia đình là của trung tâm Phát triển hóa sinh Việt. Nguyên liệu chuẩn bị trong sản xuất rau là những túi hạt cây rau, vài cái khay nhựa, hộp mút xốp, thùng nhựa được khoét lỗ và vài tờ giấy ăn.
Mỗi gia đình ở thành phố chỉ cần 7 – 14 khay luân phiên thay nhau trong tuần (mỗi ngày 1 – 2 khay) là đã có một lượng rau sạch, bổ dưỡng, an toàn cung cấp cho chính gia đình mình. Hơn nữa, cứ 100g hạt (giá 2.500đ) là ra được 1kg rau mầm. Như vậy, so với giá rau trên thị trường hiện nay thì trồng rau mầm còn có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là cứ 3 – 4 giờ lại phải tưới rau một lần. Đặc biệt, mỗi khi thời tiết hanh khô thì phải tăng cường tưới nước hơn nữa.
Để tìm hiểu kỹ hơn về quy trình bạn đọc có thể liên hệ với TS Phạm Quốc Kinh hoặc dược sĩ Lê Huy Hoàng theo số điện thoại 04.8312641 hoặc email: biomedvn@yahoo.com
Địa canh bằng đất sạch
Đất sạch đã được phối trộn sẵn phân bón hữu cơ sinh học dùng gieo trồng ngay. Giống rau gồm các loại cải bẹ, cải ngọt, cải thìa, rau muống, cà chua, ớt, chanh... Không tốn diện tích, chỉ cần nơi có ánh sáng tốt thì chỉ sau 5 - 7 ngày, với 10 hạt giống sẽ thu được 100 - 150 g rau sạch đã cắt bỏ rễ.
Địa canh bằng đất sạch
Đất sạch đã được phối trộn sẵn phân bón hữu cơ sinh học dùng gieo trồng ngay. Giống rau gồm các loại cải bẹ, cải ngọt, cải thìa, rau muống, cà chua, ớt, chanh... Không tốn diện tích, chỉ cần nơi có ánh sáng tốt thì chỉ sau 5 - 7 ngày, với 10 hạt giống sẽ thu được 100 - 150 g rau sạch đã cắt bỏ rễ.
Phần đất còn lại có thể tái sử dụng bằng cách xới lên, nhặt hết phần rễ sót lại, cho thêm đất sạch vào đầy dụng cụ trồng. Với phương pháp trồng rau này, chỉ cần chọn nơi có ánh sáng và có thể tận dụng các đồ đựng bỏ đi như khay, thùng nhựa, chậu đất, hộp xốp..., phía dưới đục 3 đến 5 lỗ để thoát nước.
Cũng có thể tiết kiệm diện tích bằng cách sắp xếp các khay trồng thành nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau 15 - 20 cm. Chỉ cần 40 kg đất cho một 1 m2. (Theo NNVN )