Xử lý rác bằng công nghệ lên men Metan kết hợp phát điện thu lợi 1.000 tỷ đồng/năm

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện đã tính toán, với lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên toàn quốc như hiện nay là 2l.500 tấn/ngày, thành phần hữu cơ khoảng 70-85%, nếu áp dụng công nghệ metan, sẽ thu khoảng 3,6 triệu kwh điện/ngày và lợi nhuận từ dự án phát thải CO2 là 160.000 USD/ngày, tương đương 1.000 tỷ đồng/năm.
Hiện nay ở Việt Nam phương pháp xử chất thải rắn đô thị chủ yếu là chôn lấp (khoảng 85 - 90%), hầu hết các bãi chôn lấp đều quá tải so với công suất tiếp nhận.Việc chiếm nhiều quỹ đất, khó kiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành, đặc biệt là làm gia tăng phát sinh metan - một loại khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu đang là vấn đề đặt ra rất cấp bách. Đó là chưa kể đến mùi hôi phát tán gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cư dân sống gần đó.
Ưu điểm nổi bật của hệ thống công nghệ mới là tính ổn định sinh học cao, cho phép phân huỷ rất nhanh, rút ngắn thời gian ủ các chất hữu cơ như thực phẩm thừa, trái cây hoặc rau, vì vậy khắc phục được nhược điểm của công nghệ ủ kị khí thông thường; tiết kiệm được quỹ đất dùng vào việc chôn lấp, hợp vệ sinh, giảm tình trạng quá tải chất thải rắn; hạn chế nguồn metan phát thải vào không khí gây ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hồi khí CH4 phát điện, tiết kiệm chi phí điện năng cho địa phương, phù hợp với xu thế của thế giới về giảm phát thải CO2 , góp phần giảm biến đổi khí hậu. Vì vậy có thể phát triển thành dự án CDM bán quota phát thải CO2.
(Theo Khoahocphothong)

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây