Nhiều chính sách ưu đãi phát triển công nghệ thông tin, truyền thông

Năm 2011 là năm khởi động của Ðề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT). Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ thực hiện một loạt giải pháp, trong đó áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cho chương trình, kế hoạch trọng tâm phát triển CNTT&TT trong năm 2011 và giai đoạn tiếp theo.
 tinhocNgành CNTT Việt Nam năm 2010 tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thu được nhiều kết quả khả quan, trong đó đáng chú ý là Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ðề án 'Ðưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT'. Ðây chính là động lực để ứng dụng CNTT tiếp tục thu được một số kết quả quan trọng, tạo nền tảng ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử, ứng dụng hệ thống thư điện tử và hệ thống quản lý văn bản và điều hành; triển khai xây dựng các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp. Sau khi đề án được phê duyệt, Bộ TT&TT đã và đang triển khai xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà Ðề án đề ra. Như Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015, Chương trình phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020... Bên cạnh đó, bộ cũng đã báo cáo Chính phủ, đề xuất thành lập ban điều phối triển khai dự án do Bộ TT&TT đảm nhiệm vai trò thường trực, thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành liên quan, để thực hiện công tác điều phối, đôn đốc, giám sát, đánh giá quá trình triển khai.
 Trong dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Bộ đã có đề xuất một số nội dung nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp CNTT, hình thành doanh nghiệp mạnh: Nhà nước ưu tiên đầu tư vốn vào các doanh nghiệp CNTT. Theo đó Nhà nước ưu tiên các doanh nghiệp đó tham gia làm tổng thầu thực hiện một số dự án lớn về CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất, quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế, đồng thời rà soát, sửa đổi thuế giá trị gia tăng theo hướng đưa sản phẩm và dịch vụ phần mềm vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng; sửa đổi thuế xuất nhập khẩu theo hướng thuế nhập khẩu linh kiện phần cứng máy tính, điện tử không cao hơn thuế nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh; sửa đổi thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm và sản xuất sản phẩm nội dung số được hưởng mức ưu đãi tương tự như doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần mềm. Áp dụng các chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật dành cho công nghệ cao để phát triển ba trung tâm công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng và ba cụm công nghiệp phần cứng, điện tử tại ba miền bắc, trung, nam. Các chuyên gia cho rằng, có những hỗ trợ đó ngành CNTT nước ta sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ở mức cao. Ðể đạt được mục tiêu trên cần có sự nỗ lực và phối hợp của nhiều ngành liên quan nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp trong kế hoạch triển khai Ðề án, trong đó các trường đại học đào tạo ngành CNTT giữ vai trò then chốt trong việc bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu phát triển nhân lực cho nên cần sớm thực hiện như: Tăng cường khả năng thông tin, dự báo và định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT theo nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, tạo cơ chế đặc thù để tăng quyền tự chủ cho một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu trọng điểm về CNTT đạt trình độ quốc tế. Xây dựng chuẩn kỹ năng và hệ thống sát hạch nhân lực CNTT theo chuẩn quốc tế nhằm đưa ra tiếng nói chung giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp sử dụng lao động, hình thành công cụ mạnh để định hướng hoạt động đào tạo, đồng thời là thước đo chất lượng đào tạo. Các trường đại học cần tiếp tục chủ động đổi mới hoạt động đào tạo trong đó chú trọng các giải pháp: sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư của nhà nước, huy động các nguồn vốn xã hội hóa phục vụ nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm nhằm tăng tỷ lệ thực hành trong chương trình học, đưa thêm vào chương trình đào tạo các môn học về phát triển kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp, tư duy sáng tạo...
 Ðồng thời các doanh nghiệp CNTT cần có mối liên hệ chặt chẽ, theo sát nhu cầu nhân lực CNTT, thường xuyên cập nhật chương trình đào tạo, nhằm cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao theo yêu cầu của xã hội. Ngoài việc đẩy mạnh đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên cần có cơ chế đặc thù thu hút  chuyên gia CNTT trong và ngoài nước tham gia giảng dạy tại các trường đại học. Nhập khẩu chương trình đào tạo, giáo trình, giáo án từ các nước mạnh về đào tạo CNTT; liên kết với các trường đại học quốc tế danh tiếng trong lĩnh vực CNTT để mở các chương trình đào tạo CNTT chất lượng cao thông qua các hình thức du học tại chỗ, du học hai giai đoạn. Hướng đến mục tiêu có các trường đại học đào tạo về CNTT có chất lượng ngang tầm khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
(Theo Vista)

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập285
  • Hôm nay48,700
  • Tháng hiện tại1,127,551
  • Tổng lượt truy cập3,832,755
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây