Hội đồng Nghiệm thu cấp Nhà nước vừa tiến hành nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu công nghệ xử lý nguồn nước mặt bị ô nhiễm ở vùng nông thôn bằng công nghệ sinh thái" mã số KC.07.17/06-10 do TS. Lê Văn Nhạ - Viện Môi trường nông nghiệp – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam – Bộ NN & PTNN làm chủ nhiệm đề tài.
Xử lý nguồn nước mặt bị ô nhiễm hiện nay là vấn đề mang tính cấp bách ở khắp các địa phương trên cả nước. Việc áp dụng công nghệ sinh thái để xử lý nguồn nước mặt ô nhiễm mang lại hiệu quả khả quan xong vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, Viện Môi trường nông nghiiệp – Viện KH&CN Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu công nghệ xử lý nguồn nước mặt bị ô nhiễm ở vùng nông thôn bằng công nghệ sinh thái" nhằm có được công nghệ sinh thái phù hợp để xử lý nguồn nước bị ô nhiễm ở vùng nông thôn.
Đề tài đã chọn lọc được 19 loại cây có khả năng lọc sạch nước bị ô nhiễm như rong đuôi chó, rong đuôi chồn, cây sậy, bèo hoa dâu, bèo tây, bèo cái, thủy túc... Những loại cây này được tiến hành thực nghiệm tại hai mô hình tại Bình Dương và Bắc Ninh, nơi có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và nhiều khả năng gây hiện tượng ô nhiễm nguồn nước mặt. Tại Bình Dương, mô hình đang vận hành tốt. Nước được bơm từ suối Cát, chảy qua hệ thống lọc của mô hình. Dòng nước suối Cát bị ô nhiễm do ảnh hưởng của nước đô thị hóa và các khu công nghiệp trong vùng nên các diện tích hoa màu trồng xung quanh phát triển kém. Kết quả cho thấy nước suối Cát sau khi qua hệ thống lọc ô nhiễm bằng công nghệ sinh thái của đề tài đã cho ra nguồn nước đủ tiêu chuẩn để tưới tiêu và các loại hoa màu đã sinh trưởng tốt trở lại.
Tại mô hình ở Bắc Ninh cũng cho kết quả tương tự. Nguồn nước mà mô hình chọn xử lý là vùng tập trung nước thải của cụm dân cư bị ô nhiễm nặng. Sau khi qua hệ thống xử lý của đề tài bằng các công đoạn trồng cây sậy, lọc qua sỏi, chảy qua hồ bèo tây,... đã cho kết quả nước đạt TCVN5942-2005 (mức B), dòng nước này được đổ trực tiếp vào hệ thống thủy lợi của địa phương. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã đánh giá cao những kết quả mà nhóm nghiên cứu đã đạt được trong thời gian thực hiện đề tài và cho rằng đề tài có ý nghĩa lớn về mặt môi trường, có khả năng ứng dụng cao.
Đề tài đã chọn lọc được 19 loại cây có khả năng lọc sạch nước bị ô nhiễm như rong đuôi chó, rong đuôi chồn, cây sậy, bèo hoa dâu, bèo tây, bèo cái, thủy túc... Những loại cây này được tiến hành thực nghiệm tại hai mô hình tại Bình Dương và Bắc Ninh, nơi có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và nhiều khả năng gây hiện tượng ô nhiễm nguồn nước mặt. Tại Bình Dương, mô hình đang vận hành tốt. Nước được bơm từ suối Cát, chảy qua hệ thống lọc của mô hình. Dòng nước suối Cát bị ô nhiễm do ảnh hưởng của nước đô thị hóa và các khu công nghiệp trong vùng nên các diện tích hoa màu trồng xung quanh phát triển kém. Kết quả cho thấy nước suối Cát sau khi qua hệ thống lọc ô nhiễm bằng công nghệ sinh thái của đề tài đã cho ra nguồn nước đủ tiêu chuẩn để tưới tiêu và các loại hoa màu đã sinh trưởng tốt trở lại.
Tại mô hình ở Bắc Ninh cũng cho kết quả tương tự. Nguồn nước mà mô hình chọn xử lý là vùng tập trung nước thải của cụm dân cư bị ô nhiễm nặng. Sau khi qua hệ thống xử lý của đề tài bằng các công đoạn trồng cây sậy, lọc qua sỏi, chảy qua hồ bèo tây,... đã cho kết quả nước đạt TCVN5942-2005 (mức B), dòng nước này được đổ trực tiếp vào hệ thống thủy lợi của địa phương. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã đánh giá cao những kết quả mà nhóm nghiên cứu đã đạt được trong thời gian thực hiện đề tài và cho rằng đề tài có ý nghĩa lớn về mặt môi trường, có khả năng ứng dụng cao.
(Tongcucmoitruong)