Sản phẩm đặc sản Rươi Hải Dương

Sản phẩm đặc sản Rươi Hải Dương

Rươi ở Hải Dương xuất hiện tại các vùng nước lợ ven các sông Thái Bình, Văn Úc và Kinh Thày thuộc các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà, Kim Thành và TX. Kinh Môn với diện tích trên 342,3 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm khoảng gần 200 tấn. Để năng cao năng suất, chất lượng rươi các hộ dân đã đắp bờ tại các bãi bồi ven sông thành các ruộng/đầm có cống để chủ động nước ra vào nhằm tạo điều kiện để cấy lúa 1 vụ và tạo môi trường thuận lợi cho rươi sinh trưởng và phát triển. Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản rươi đang được người dân phát triển mạnh, tạo nguồn thu nhập rất lớn, nhiều hộ đã làm giàu từ nghề này.
Đánh giá tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới phát triển kinh tế - xã hội

Đánh giá tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới phát triển kinh tế - xã hội

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Những năm gần đây, tỉnh Hải Dương đã chủ động thúc đẩy thu hút FDI. Qua hơn 25 năm thu hút đầu tư FDI, tới nay, đã có 490 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn trên 9,2 tỷ USD, đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ; giải quyết việc làm cho trên 200.000 lao động; đóng góp 34,4% vào tổng sản phẩm trong tỉnh và 33% ngân sách.
Đổi mới sáng tạo - Một số vấn đề cần quan tâm

Đổi mới sáng tạo - Một số vấn đề cần quan tâm

Những năm gần đây, vấn đề đổi mới sáng tạo (ĐMST) đang được các doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học và công chúng quan tâm đặc biệt. Vậy ĐMST là gì, vì sao ĐMST lại trở thành chủ đề tạo sức hút như vậy? Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng đã có những chính sách gì về ĐMST? Bài viết này sẽ cung cấp một số nội dung liên quan nhằm hệ thống thêm về các chính sách ĐMST đồng thời đề xuất một số vấn đề cần quan tâm.
Ứng dụng công nghệ phổ ánh sáng vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ phổ ánh sáng vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển đáng kể, đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu đời sống nhân dân và cho xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng nông sản hàng hoá còn thấp, nông sản xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô và giá thấp.
Mô hình sản xuất thử giống lúa chất lượng cao HD 11 và Gia Lộc 37  cho hiệu quả kinh tế cao

Mô hình sản xuất thử giống lúa chất lượng cao HD 11 và Gia Lộc 37 cho hiệu quả kinh tế cao

Lúa chất lượng cao, ngắn ngày đang là ưu tiên hàng đầu trong sản xuất lúa gạo hàng hóa ở tỉnh Hải Dương những năm gần đây, nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, một số giống lúa chất lượng cao như BC15, Thiên ưu 8, HT1, BT7, T10… đang được gieo cấy trên địa bàn tỉnh.
Mô hình chăn nuôi bò thịt quy mô nông hộ

Mô hình chăn nuôi bò thịt quy mô nông hộ

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong tỉnh Hải Dương ngày càng cao, mỗi năm tiêu khoảng hơn 2.000 tấn. Năm 2020, sản lượng thịt bò tỉnh Hải Dương mới cung cấp ra thị trường được 1.817 tấn, số còn lại phải nhập từ tỉnh khác hoặc nước ngoài. Từ 2015 - 2016, trên địa bàn tỉnh đã xây dựngmô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt chất lượng cao phù hợp với điều kiện tỉnh Hải Dương cả hai công thức lai giữa bò đực giống Brahman và Drought Master với bò cái Lai Sind trong các mô hình đều cho năng suất sinh sản tốt;năng suất và chất lượng thịt tốt.
Xã Thái Tân (Nam Sách): Phát triển cây bưởi Tân Thắng

Xã Thái Tân (Nam Sách): Phát triển cây bưởi Tân Thắng

Những năm gần đây,huyệnNam Sáchđã tập trung phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại, ứng dụng tiến bộ khoa học, đưa các giống cây trồng mới, vật nuôi mới vào sản xuất.Giống bưởi Tân Thắng được trồng nhiều ở xã Thái Tân (Nam Sách)vớidiện tích 204,1 ha đất được người dân quy hoạch trồng bưởi, chiếm gần 1/4 diện tích của toàn xã, hiệu quả kinh tế của cây bưởi Tân Thắng những năm gần đây tăng rất cao do vậy diện tích trồng bưởi sẽ ngày một tăng nhanh.
Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Hợp tác xã có vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hướng tới nền nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá. Vì vậy, những năm gần đây, một số HTX trong huyện Tứ Kỳ đã và đang đẩy mạnh thực hiện phát triển mô hình chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm; tăng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá Diêu hồng

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá Diêu hồng

Những năm gần đây phong trào nuôi thuỷ sản của tỉnh Hải Dương phát triển nhanh, mạnh cả về diện tích, năng suất, sản lượng, đối tượng nuôi. Với nhiều hình thức nuôi khác nhau như nuôi quảng canh, bán thâm canh, thâm canh, nuôi cá lồng trên sông nước chảy. Diện tích nuôi rô phi chiếm 30% tổng diện tích nuôi cá, sản lượng năm 2016 diện tích nuôi rô phi 3.255 ha, sản lượng đạt 15.522 tấn; số lồng nuôi cá Diêu hồng 1.800 lồng, sản lượng đạt 5.511 tấn. Hiện nay về con giống nuôi hoàn toàn phải nhập từ miền Nam hoặc các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan… Nhu cầu con giống từ 6 - 8 triệu con/năm.
Xây dựng mô hình liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực thời kì hội nhập quốc tế

Xây dựng mô hình liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực thời kì hội nhập quốc tế

Trong những năm gần đây, vấn đề liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày càng được các trường đại học coi trọng nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Theo đó, các trường mời doanh nghiệp cùng tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo và đánh giá người học, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, đưa sinh viên đến các doanh nghiệp thực tập, tuyển dụng lao động.
Hiệu quả từ các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

Hiệu quả từ các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

Nhờ tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của Tứ Kỳ đã có sự phát triển tích cực, giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân.
Hải Dương tăng cường diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Hải Dương tăng cường diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Năm 2019, toàn tỉnh Hải Dương có khoảng 669 ha bị chuột hại, chủ yếu là lúa, với mức độ hại trung bình từ 5 - 10% số dảnh. Cục bộ có những nơi bị hại nặng với tỷ lệ bị hại lên tới 70 - 80% số dảnh, vụ Mùa 2019 đã có 23,5 ha bị hại ở mức trên 70%. Những diện tích bị chuột hại nặng thường là những diện tích gieo cấy manh mún, nằm xen kẹp giữa các khu dân cư, khu chuyển đổi hoặc nằm liền kề với gò đống, bãi rác, khu bỏ hoang, ven đê bao, ven quốc lộ...diện tích bị chuột hại tăng đáng kể so với một vài năm gần đây diện tích chuột hại năm 2016: 289,2 ha; năm 2017: 215,2 ha; năm 2018: 138,7 ha.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây