Mô hình nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa hữu cơ cho hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa hữu cơ cho hiệu quả kinh tế cao

Thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm xây dựng nông nghiệp của Hải Dương sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ dựa vào lợi thế, thế mạnh của tỉnh theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Hải Dương: Đẩy mạnh ứng dụng máy cấy lúa trong sản xuất nông nghiệp

Hải Dương: Đẩy mạnh ứng dụng máy cấy lúa trong sản xuất nông nghiệp

Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn những năm qua, tỉnh Hải Dương đã quan tâm đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất. Đến nay, tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất đạt 95,5%, khâu tưới tiêu đạt 99,8%, khâu thu hoạch lúa đạt 85%, khâu gieo cấy bằng máy năm 2020 đạt trên 6%, đến cuối năm 2022 đạt trên 12%.
Khoa học và công nghệ: góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả

Khoa học và công nghệ: góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả

Trong giai đoạn từ 2021 - 2023, hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) có tính thực tiễn, thiết thực khả thi cao, hướng vào giải quyết những vấn đề cấp thiết của thực tiễn sản xuất và đời sống. Các ứng dụng KHCN có sự lồng ghép, tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông minh với bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hóa, chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, biện pháp canh tác tăng năng suất, hiệu quả kinh tế từ 15 - 20% góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân.
Phòng trị một số bệnh cho gà

Phòng trị một số bệnh cho gà

Chăn nuôi gà là nghề truyền thống gắn bó với người làm nông nghiệp đặc biệt từ sau bệnh Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện do chưa có vắc xin, vì vậy đã có tới 40% người chăn nuôi đã chuyển từ chăn nuôi lợn sang chăn nuôi gà thịt, gà đẻ để duy trì việc làm, đảm bảo nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng tuy nhiên, khi lượng vật nuôi tăng cùng với nền chăn nuôi còn manh mún phân tán là cơ hội cho mầm bệnh phát sinh.
Giống vải chín sớm PH40 bước đầu sinh trưởng và phát triển thuận lợi tại Hải Dương

Giống vải chín sớm PH40 bước đầu sinh trưởng và phát triển thuận lợi tại Hải Dương

Giống vải chín sớm PH40 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng quốc gia theo Quyết định số 5070/QĐ-BNN-TT ngày 31/12/2019. Đây là một giống mới có năng suất và chất lượng hơn các giống cùng trà.
Phục tráng và phát triển giống dưa chuột gai

Phục tráng và phát triển giống dưa chuột gai

Năm 2022, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thực hiện nghiên cứu phục tráng và phát triển giống dưa chuột gai để bổ sung vào cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh.
Ứng dụng công nghệ phổ ánh sáng vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ phổ ánh sáng vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển đáng kể, đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu đời sống nhân dân và cho xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng nông sản hàng hoá còn thấp, nông sản xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô và giá thấp.
Huyện Thanh Hà: Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển trang trại

Huyện Thanh Hà: Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển trang trại

Những năm qua trên địa bàn huyện Thanh Hà, mô hình phát triển kinh tế trang trại trong sản xuất của huyện đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đã dạng các loại cây trồng, vật nuôin có giá trị kinh tế cao, tạo nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm trong cơ chế thị trường, hướng tới sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững như nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao.
Sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã nêu rõ: “Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Để đưa nghị quyết đại hội vào cuộc sống, tỉnh Hải Dương đã xây dựng Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm góp phần nâng cao giá trị gia tăng sản xuất và phát triển bền vững.
Mô hình sản xuất thử giống lúa chất lượng cao HD 11 và Gia Lộc 37  cho hiệu quả kinh tế cao

Mô hình sản xuất thử giống lúa chất lượng cao HD 11 và Gia Lộc 37 cho hiệu quả kinh tế cao

Lúa chất lượng cao, ngắn ngày đang là ưu tiên hàng đầu trong sản xuất lúa gạo hàng hóa ở tỉnh Hải Dương những năm gần đây, nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, một số giống lúa chất lượng cao như BC15, Thiên ưu 8, HT1, BT7, T10… đang được gieo cấy trên địa bàn tỉnh.
Tứ Kỳ: Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Tứ Kỳ: Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Huyện Tứ Kỳ hiện có 257 ha sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ kết hợp khai thác rươi cáy tự nhiên, lớn nhất tỉnh. Trong đó, có 137 ha ngoài bãi đê sông Thái Bình đã được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC (Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) chứng nhận đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Các sản phẩm được chứng nhận gồm 104,5 ha lúa với sản lượng khoảng 450 tấn/năm, 25 ha chuối với sản lượng 415 tấn/năm, 5 ha mít, 1,5 ha rau ăn lá và 1 ha rau gia vị. Giá trị sản xuất ước đạt 500 - 700 triệu đồng/ha. Đây là vùng sản xuất hữu cơ được công nhận đầu tiên của tỉnh.
Giống lúa thuần ĐH12 có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh hại

Giống lúa thuần ĐH12 có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh hại

Giống lúa thuần ĐH 12 do nhóm tác giả của Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng lai tạo, chọn lọc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống chính thức theo Quyết định số 4942/QĐ-BNN-TT ngày 24/12/2019. Giống lúa ĐH 12 có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với cơ cấu mùa vụ có khả năng sinh trưởng tốt, đẻ nhánh gọn, khỏe; bản lá hẹp dài, xanh nhạt, bông to, hạt dài có khả năng chịu lạnh và chống đổ tốt; có khả năng chống chịu tốt với một số loại sâu bệnh hại chính như đạo ôn, khô vằn, đục thân, sâu cuốn lá. Năng suất vụ Xuân từ 6,98 - 7,33 tấn/ha, năng suất vụ Mùa từ năng suất đạt 6,56 - 6,98 tấn/ha.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây