Hải Dương: Phát triển sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng hàng hóa

Hải Dương: Phát triển sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng hàng hóa

Những năm qua, có một số cơ sở, gia trại, trang trại sản xuất nấm ăn tập trung nhiều ở các huyện Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng, Thanh Hà và TP.Hải Dương. Sản xuất nấm ăn đã trở thành một nghề và tạo được nhiều công ăn việc làm cho một số lao động nông nhàn tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.
Mô hình sản xuất giống dưa hấu F1 AD 070 và F VT 007

Mô hình sản xuất giống dưa hấu F1 AD 070 và F VT 007

Vụ dưa xuân hè năm nay, Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ và Khảo nghiệm giống (Sở Khoa học và Công nghệ) đã xây dựng mô hình sản xuất thử 2 giống dưa hấu mới F1 AD070 và F1 VT007 trên địa bàn xã Thái Tân (Nam Sách) và xã Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ) với diện tích 15 ha có 153 hộ tham gia.
Mô hình sản xuất giống ngô tím VNUA 141 và giống ngô nếp lai VNUA 69

Mô hình sản xuất giống ngô tím VNUA 141 và giống ngô nếp lai VNUA 69

Ngày 22/4/2021, tại xã Gia Khánh (huyện Gia Lộc), Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả xây dựng mô hình sản xuất giống ngô nếp tím giàu Anthocyanin VNUA 141 và giống ngô nếp lai VNUA 69 tại các xã Gia Khánh (Gia Lộc), An Thanh (Tứ Kỳ), Tân Trào (Thanh Miện) và xã Tân Dân (TP. Chí Linh) trên tổng diện tích 20 ha trong vụ xuân 2021.
Hai giống VNUA141 và VNUA69  cho hiệu quả kinh tế cao

Hai giống VNUA141 và VNUA69 cho hiệu quả kinh tế cao

Năm 2020, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã xây dựng mô hình sản xuất ngô nếp tím giàu Anthocyanin VNUA141 và ngô nếp trắng VNUA69 vào các vụ xuân, hè - thu và thu - đông 2020 tại 6 xã là Tứ Cường và Tân Trào (Thanh Miện), Toàn Thắng và Gia Khánh (Gia Lộc), An Thanh và Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ), 2 phường Tân Dân và Đồng Lạc (Chí Linh) với diện tích 50 ha.
Chăn nuôi giống vịt TS132 thương phẩm theo hướng an toàn

Chăn nuôi giống vịt TS132 thương phẩm theo hướng an toàn

Năm 2020 Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ và Khảo nghiệm giống (Sở Khoa học và Công nghệ) đã thực hiện chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi giống giống vịt TS132 thương phẩm theo hướng an toàn, đạt giá trị kinh tế cao tại xã Tiền Tiến (TP. Hải Dương), xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ), xã Ngô Quyền (huyện Thanh Miện).
Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Hợp tác xã có vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hướng tới nền nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá. Vì vậy, những năm gần đây, một số HTX trong huyện Tứ Kỳ đã và đang đẩy mạnh thực hiện phát triển mô hình chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm; tăng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất.
Làm giàu từ nuôi gà thương phẩm

Làm giàu từ nuôi gà thương phẩm

Nhờ sự kiên trì, tự học hỏi, anh Nguyễn Văn Thế, thôn An Giang, xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ đã thành công với mô hình nuôi gà thương phẩm. Hiện trang trại nuôi gà của anh có quy mô 6.000 con, cho thu lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm.
Người dân huyện Tứ Kỳ chuyển hướng sử dụng điện mặt trời áp mái

Người dân huyện Tứ Kỳ chuyển hướng sử dụng điện mặt trời áp mái

Thời gian qua, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Tứ Kỳ đã chủ động đầu tư lắp đặt, sử dụng thiết bị điện năng lượng mặt trời áp mái. Việc tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, vừa giảm chi phí hóa đơn sử dụng điện lưới quốc gia, vừa góp phần giảm tải áp lực cho ngành điện và góp phần quan trọng bảo vệ môi trường.
Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thức ăn dạng lỏng cho lợn

Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thức ăn dạng lỏng cho lợn

Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã hình thành được nhiều khu chăn nuôi lợn tập trung phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: dự án trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại tại xã Bình Xuyên (Bình Giang); Dự án đầu tư xây dựng khu chăn nuôi tập trung giống lợn ông bà và giống lợn thịt công nghệ cao ở xã Tái Sơn (Tứ Kỳ), Dự án trang trại kinh tế nông nghiệp, xã Đồng Lạc (Nam Sách). Ngoài ra còn có trên 24.407 hộ nông dân chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại; trên 50 trang trại chăn nuôi lợn, 528 trang trại chăn nuôi tổng hợp, tổng đàn lợn toàn tỉnh ước đạt 450.283 con. 
Giống lúa BC15-02 kháng đạo ôn tốt

Giống lúa BC15-02 kháng đạo ôn tốt

Vụ mùa năm nay, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã xây dựng mô hình sản xuất thử giống lúa BC15-02 kháng bệnh đạo ôn trên quy mô 80 ha tại 6 xã Hưng Long (Ninh Giang), Yết Kiêu (Gia Lộc), Thanh Hải (Thanh Hà), Dân Chủ (Tứ Kỳ), Đồng Lạc (TP. Chí Linh) và An Thượng (TP.Hải Dương).
Nhớ về nạn đói năm 1945 - từ một vùng quê

Nhớ về nạn đói năm 1945 - từ một vùng quê

Do chính sách cai trị, bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến, năm 1945 (Ất Dậu) đã dẫn đến nạn đói khủng khiếp của người dân Việt Nam làm cả nước có hai triệu người chết đói. Riêng Hải Dương cũng có hàng vạn người. Vùng quê  Quang Khải  (Tứ Kỳ) một xã nhỏ cũng có hàng trăm người không thoát qua nạn đói. Đó là vì ruộng đất tập trung vào tay nhóm ít người thuộc thành phần địa chủ, phú nông; còn hầu hết bần cố nông thì không có hoặc có rất ít ruộng để canh tác. Họ phải đi cày thuê, cấy mướn, nộp sưu cao thuế nặng hoặc tha phương cầu thực. 
Mô hình lúa cá - Giải pháp khắc phục ruộng bỏ hoang

Mô hình lúa cá - Giải pháp khắc phục ruộng bỏ hoang

Dẫn chúng tôi đi tham quan cánh đồng rộng 30 ha ở khu vực đồng Tông-Tin - An phòng ở Liên khu An Nhân, thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, ông Đỗ Văn Do, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã nông nghiệp thị trấn Tứ Kỳ cho biết: Những diện tích này bị bỏ hoang cách đây chừng 10 năm, là nơi trú ngụ, sinh sôi của chuột giờ đây đã được “thay da đổi thịt” thành khu nuôi thủy sản. Nhiều năm trước, thị trấn Tứ Kỳ đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể và hội viên đứng ra nhận ruộng bỏ hoang để cấy, nhằm khắc phục tình trạng bỏ hoang diện tích canh tác. Tuy nhiên do ruộng bị bỏ hoang đã nhiều năm nên việc cải tạo đất gặp rất nhiều khó khăn.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây