GHI NHÃN HÀNG HÓA THEO PHƯƠNG THỨC ĐIỆN TỬ

Thực hiện Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 của Chính phủ về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, giao Bộ Khoa học và Công nghệ: “b) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa để kịp thời ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo ghi nhãn, xuất xứ Việt Nam” Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Dự thảo Nghị định này đang được lấy ý kiến từ các Bộ, ngành, địa phương nhằm khắc phục những bất cập về ghi nhãn, chống gian lận xuất xứ và chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Hướng dẫn áp dụng quy định về quản lý hàng hóa nhập khẩu nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

Ngày 10/12/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ.

Theo Thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, TBT Hải Dương xin thông báo đến các tổ chức, cá nhân có liên quan một số nội dung của Thông tư này như sau:

1. Áp dụng biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 trong sản xuất, nhập khẩu gồm 03 mức độ sau:

a) Mức 1: Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá (đối với hàng hóa là thép - trừ thép làm cốt bê tông).

b) Mức 2: Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật (đối với hàng hóa là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, đồ chơi trẻ em, thép làm cốt bê tông, thiết bị điện và điện tử (an toàn, tương thích điện từ) và sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED).

c) Mức 3: Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật (đối với hàng hóa là xăng, nhiên liệu điezen và nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)).

HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO ĐO LƯỜNG TẠI DOANH NGHIỆP

Ngày 17/3/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ ra Quyết định số 510/QĐ-BKHCN về việc ban hành Hướng dẫn xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp.

Cấu trúc chung của Chương trình bảo đảm đo lường gồm có 07 thành phần sau: Tên Chương trình, thời gian thực hiện Chương trình, mục tiêu của Chương trình, các nhiệm vụ chính của Chương trình, giải pháp thực hiện, kinh phí thực hiện Chương trình và tổ chức thực hiện. Tùy thuộc vào nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện và tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, cấu trúc của Chương trình có thể đầy đủ hoặc chỉ có một số các thành phần trên.

Theo đó, Quyết định cũng nêu rõ, ngoài mục tiêu chung, thì Chương trình phải có những mục tiêu cụ thể như sau: Chỉ tiêu định lượng về tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, giảm thất thoát, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ; Mức độ tăng cường kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đi, thử nghiệm, kiểm tra; phương pháp đi, thử nghiệm, kiểm tra; lượng của hàng đóng gói sẵn; kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; Mức độ tăng cường kiểm soát phát thải ra môi trường; đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; Mức độ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tham gia chuỗi cung cấp sản phẩm, hàng hóa toàn cầuChương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp tập trung các nhiệm vụ chính gồm: Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản triển khai thực hiện đảm bảo đo lường đang áp dụng; Rà soát, tăng cường thực hiện đảm bảo đo lường; Ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến, đổi mới tăng cường đảm bảo đo lường theo định hướng phát triển của sản xuất, kinh doanh; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và  quản lý về đo lường cho nhân viên quản lý, nhân viên kỹ thuật của doanh nghiệp; xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng của các đơn vị, bộ phận sản xuất, chế tạo, thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, sửa chữa….

QUY ĐỊNH VỀ MIỄN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHÓM 2 NHẬP KHẨU

Ngày 09 tháng 11 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành. Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này có quy định về việc áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu như sau:

-Đối với hàng hóa nhập khẩu có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ do cùng một người nhập khẩu, sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được cơ quan kiểm tra có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trong thời hạn 02 năm.

QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Ngày 09/02/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2021/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng, trong đó quy định sử dụng và quản lý chất lượng vật liệu xây dựng.

Cụ thể, về sử dụng vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng trong công trình xây dựng, Nghị định nêu rõ: Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng khi sử dụng trong công trình xây dựng phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tuân thủ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có).

Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công.

Khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn khác.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.