KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH

Nguyên tắc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh

1. Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật chuyên ngành của tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

2. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành thực hiện kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng áp dụng cho mặt hàng kiểm tra được bộ quản lý ngành, lĩnh vực công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Tùy theo yêu cầu quản lý, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có thể chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện một số công việc trong kiểm tra chuyên ngành.

3. Áp dụng miễn, giảm kiểm tra chuyên ngành đối với:

a) Hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận đã áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của bộ quản lý ngành, lĩnh vực;

b) Hàng hóa đã có kết quả đánh giá sự phù hợp được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN NÔNG SẢN XUẤT KHẨU SANG EU

1. Qui định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác

Cộng đồng Châu Âu yêu cầu rau quả tươi nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn thị trường của EU về chất lượng và ghi nhãn. Việc kiểm soát được cơ quan thanh tra tiến hành tại địa điểm nhập khẩu hoặc trong một vài trường hợp được kiểm chứng tại nước thứ ba, tại địa điểm xuất khẩu. Thông tin chi tiết về tiêu chuẩn thị trường của EU tham vấn với Cục Môi Trường, Thực phẩm và Vấn đề nông thôn của Anh Quốc (DEFRA) trên trang Web:

DEFRA: www.defra.gov.uk/hort/hmi.htm

Hỗ trợ trực tuyến xuất khẩucủa EU cho các nước đang phát triển trên trang Web: www.export-help.cec.eu.int

2. Quy định về an toàn thực phẩm

Các nước trong cộng đồng Châu Âu tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép với các sản phẩm. Với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hiện đã có các mức dư lượng chung áp dụng cho toàn bộ Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, một số loại thuốc thì mức dư lượng lại khác nhau giữa các nước. Mỗi quốc gia phải xác định là đáp ứng được các quy định (thường là thông qua bộ nông nghiệp) tại địa điểm nhập khẩu. Trường hợp các nước trong Cộng đồng Châu Âu chưa thiết lập được mức dư lượng tối đa, các nhà xuất khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép nhập khẩu. Thông tin chi tiết về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép của các nước thành viên trong cộng đồng Châu Âu có thể tìm trên các trang Web dưới đây:

QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN HÀNG HÓA VỚI HÀNG XUẤT KHẨU

Ngày 09/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.

Theo đó, Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi phạm vi điều chỉnh của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa như sau:

“Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về ghi nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu" 

Như vậy, so với hiện hành bổ sung hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa.

Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa với hàng xuất khẩu

Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật nước nhập khẩu.

QUY ĐỊNH VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC, THU HỒI VÀ XỬ LÝ THỰC PHẨM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Ngày 20/12/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thông tư này quy định việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tại số bản tin này, TBT Hải Dương tóm tắt một số nội dung chính như sau:

1. Yêu cầu chung đối với truy xuất nguồn gốc

- Cơ sở phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo nguyên tắc truy xuất một bước trước - một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Khi có yêu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, cơ sở phải cung cấp thông tin đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp lô hàng nhận và cơ sở tiếp nhận lô hàng giao trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN HÀNG HÓA

Ngày 09/12/2021, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 111/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa (sau đây gọi là “Nghị định 111”). Tại số bản tin này, TBT Hải Dương tóm tắt một số nội dung chính của Nghị định 111 như sau:

1. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa

Nhãn hàng hóa đang lưu thông trên thị trường Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: (i) tên hàng hóa; (ii) tên và đỉa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; (iii) xuất xứ hàng hóa; và (iv) một số nội dung bắt buộc khác tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này. Chẳng hạn, với nhóm hàng hóa lương thực bắt buộc phải có các nội dung như định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thông tin cảnh báo (nếu có). Bên cạnh đó, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam cũng bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan: (i) tên hàng hóa; (ii) xuất xứ hàng hóa; (iii) tên hoặc viết tắt của tổ chức/cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về hàng hóa đó ở nước ngoài.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.