wowslider.com

Tuyển chọn và phát triển một số giống lúa chất lượng cao, kháng rầy trên địa bàn tỉnh Hải Dương

BIỂU NHẬP TIN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên Báo cáo KQNC*: Tuyển chọn và phát triển một số giống lúa chất lượng cao, kháng rầy trên địa bàn tỉnh Hải Dương Cấp quản lý đề tài*:   ¨ Nhà nước        ¨Bộ          x Tỉnh,Thành phố         ¨  Cơ sở Mã số đề tài (nếu có): Thời gian thực hiện:     Thuộc chương trình (nếu có): Cơ quan chủ trì đề tài*:   Cơ quan cấp trên trực tiếp của CQ chủ trì*: UBND tỉnh Hải Dương

Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có):

Bộ/ngành hoặc tỉnh/thành phố chủ quản*: UBND tỉnh Hải Dương

Chủ nhiệm đề tài*:                                  Học hàm, học vị:  CN            Giới tính:  Nam

Đồng Chủ nhiệm:                                    Học hàm, học vị:                    Giới tính:  Nam/Nữ

Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu:

Họ và tên:                                                Học hàm, học vị:  Cử nhân      Giới tính:  Nam / Nữ

Họ và tên:                                                Học hàm, học vị:  Cử nhân      Giới tính:  Nam / Nữ

Họ và tên:                                                   Học hàm, học vị:  Cử nhân      Giới tính:  Nam / Nữ

Họ và tên:                                                    Học hàm, học vị:Cử nhân       Giới tính  Nam / Nữ

Họ và tên:                                                Học hàm, học vị:Cử nhân       Giới tính:  Nam / Nữ

 

Hình thức đánh giá:        ¨Nghiệm thu                    ¨  Tổng kết

Đánh giá xếp loại:           ¨Xuất sắc       ¨Khá        ¨Đạt             ¨Không đạt

Thời gian hoàn thành BC:   12

Nơi viết BC:   

Số trang báo cáo:                 trang             Số trang Phụ lục:        trang

Tóm tắt Báo cáo KQNC:

1-      Mục tiêu:

- Đánh giá khả năng kháng rầy của một số giống lúa mới và các giống trong sản xuất.

- Tuyển chọn được 1-2 giống lúa năng suất khá, chất lượng cao, có khả năng kháng rầy.

- Xây dựng mô hình trình diễn một số giống lúa mới có năng suất khá, chất lượng cao, có khả năng kháng rầy.

2- Kết quả:

         Khảo nghiệm một số giống lúa kháng rầy trên địa bàn tỉnh Hải Dương

 * Năm 2011:  Khảo nghiệm đánh giá khả năng thích ứng của bộ giống lúa mới tại 3 huyện Ninh Giang, Thanh Miện, Bình Giang gồm 8 giống lúa mới do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo: PC10-2, P376, P16, XT28, P10, P19, PC10, HT9. Giống đối chứng là Khang dân 18 và Bắc thơm số 7. Quy mô 1500m2/điểm/vụ.

- Đánh giá nhân tạo khả năng kháng rầy của bộ giống lúa mới tại Viện Cây lương thực – Cây thực phẩm.

* Năm 2012: Sau khi tiến hành khảo nghiệm năm 2011 cho thấy một số giống lúa XT28, P10, P19 có thời gian sinh trưởng trung ngày, khả năng kháng  rầy trung bình do đó năm 2012 bổ sung thay bằng 3 giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khả năng kháng rầy khá do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo là GL101, GL102, GL105.

         Khảo nghiệm đánh giá khả năng thích ứng của bộ giống lúa mới tại 3 huyện Nam Sách, Thanh Miện, Bình Giang gồm 8 giống lúa mới do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo: PC10-2, P376, P16, GL101, GL102, GL105, PC10, HT9. Giống đối chứng là Khang dân 18 và Bắc thơm số 7. Quy mô 1500m2/điểm/vụ.

        Quy mô khảo nghiệm: 3 điểm x 1.500m2/điểm/vụ x 2vụ/ nămx 2 năm = 1800m2

        -  Phương pháp nghiên cứu:  Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 50m 2.

       - Nền phân bón áp dụng cho 1 sào bắc bộ (360m2): 7-8kg đạm, 6-8kg kali, 20kg supelân.

       - Nội dung theo dõi đánh giá:Theo dõi khả năng sinh trưởng , phát triển, năng suất, khả năng kháng rầy... của các giống tham gia thí nghiệm

+ Theo dõi tình hình và mức độ nhiễm sâu bệnh hại, đánh giá khả năng chống đổ theo thanh điểm của IRRI:

+ Phương pháp chọn hộ có quy mô 1-3 sào, có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, kỹ thuật tốt, chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện đạt mô hình có hiệu quả kinh tế cao.

- Nền phân bón áp dụng cho 1 sào bắc bộ (360m2): 7-9kg đạm, 6-8kg kali, 20kg supelân.

   - Các chỉ tiêu theo dõi: thời gian sinh trưởng, phát triển, năng suất, khả năng kháng rầy…

          Kết quả khảo nghiệm đánh giá khả năng thích ứng của bộ giống lúa mới tại các địa phương năm 2011-2012.

         Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 80- 110 ngày trong vụ mùa, 120 – 155 ngày trong vụ xuân. Nhóm trung ngày gồm các giống P376, P10. Nhóm cực ngắn ngày gồm 2 giống GL101, GL102. Các giống còn lại hầu hết thuộc nhóm ngắn ngày tương đương với 2 đối chứng.

        Chiều cao cây của các dòng giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 80-110 cm, khả năng đẻ nhánh khá, kiểu cây gọn.

        Khả năng chống chịu của các giống tham gia thí nghiệm năm  2011-2012

     - Khả năng chống đổ: Khả năng chống đổ cúa các giống lúa không những ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng mà các giống khi bị đổ thì rất dễ nhiễm rầy nặng. Vì khi lúa đổ môi trường ở gốc cây sẽ trở lên ẩm và nóng, nơi cư ngụ của rầy tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu sinh trưởng mạnh.

Về khả năng kháng rầy trong điều kiện đồng ruộng của các dòng, giống tham gia thí nghiệm cho thấy hầu hết các giống đều bị nhiễm rầy ở mức nhẹ. Đặc biệt có 3 giống có khả năng kháng rầy nâu cao là PC10, PC10-2, P376.

Ở vụ xuân: Thời tiết rất thuận lợi cho các giống sinh trưởng, và hạn chế sự phát triển, lây lan của bệnh bạc lá vì thế mà các giống chỉ nhiễm nhẹ bệnh bạc lá, một số giống thể hiện nhiễm rất nhẹ như: PC10, P10, P376.

Đối với các loại sâu bệnh hại khác hầu hết các dòng giống tham gia thí nghiệm đều có khả năng chống chịu tốt.

           Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác giống lúa P376, PC10, PC10-2  cho nông dân vùng tham gia đề tài tại tỉnh Hải Dương  năm 2011-2012. Qua lớp tập huấn các hộ tham gia mô hình đã nắm được cơ bản các biện pháp kỹ thuật về ngâm ủ, gieo cấy, chăm sóc của 2 giống lúa mới . Như vậy kết quả triển khai xây dựng mô hình ở năm 2011-2012 cho thấy: các hộ dân tham gia mô hình canh tác 3 giống lúa PC10,PC10-2, P376 đã tiếp thu khá tốt và thực hành thành thạo các khâu kỹ thuật như: Ngâm ủ, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại. Các hộ thực hiện tốt các khâu kỹ thuật ngâm ủ, gieo, bón phân,phòng trừ sâu bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật nên cả 3 giống lúa trong mô hình sinh trưởng phát triển khá tốt mặc dù giữa vụ mùa năm 2011 thời tiết không thuận lợi, mưa kéo dài trong thời kỳ lúa trỗ đã gây ảnh hưởng tới năng suất của các giống trong mô hình.

- Tiến hành điều trahiện trạng, mức độ gây hại của rầy nâutại 3 huyện: Ninh Giang, Thanh Miện, Bình Giang cho thấy mức độ gậy hại của rầy nâu ngày càng nặng, diện tích lúa bị nhiễm rầy nặng tập trung vào vụ mùa nhất là những trà lúa cấy muộn. Có tới 60 – 70% lúa bị nhiễm rầy trong đó cục bộ có những diện tích bị cháy gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho người dân. Các giống lúa chủ yếu trong cơ cấu của tỉnh là Khang dân 18, Bắc Thơm số 7, P6, Q5, Xi23, X21... đều bị nhiễm rầy ở mức trung bình đến nặng.

- Đánh giá khả năng thích ứng của 11 giống lúa mới tại các địa bàn thường xuyên xảy ra dịch rầy nâu phá hại vàxác định được3 giống lúa PC10, PC10-2, P376 có khả năng kháng rầy cao, chống chịu với các loại sâu bệnh hại khá, chất lượng gạo cao phù hợp với điều kiện canh tác tại các địa điểm khảo nghiệm.

- Tiến hành đánh giá nhân tạo khả năng kháng rầy nâu của 13 dòng giống lúa và xác định được 1 giống lúa kháng cao (cấp 2) là PC10; 3 giống lúa kháng vừa (cấp 3-4) là P376, PC10-2, P19. Trong khi đó giống đối chứng KD18 bị nhiễm vừa (cấp 5) và giống đối chứng BT7 bị nhiễm nặng (cấp 7).

-  Năm 2011 -2012 đề tài đã xây dựng thành công mô hình canh tác 3 giống lúa kháng rầy PC10, PC10-2, P376  với tổng diện tích 100ha. Thực hiện mô hình 100% các nhóm hộ đạt năng suất trên 60tạ/ha trong vụ xuân; Năng suất > 55 tạ/ha  trong vụ mùa; giảm rõ rệt trong việc phun thuốc trừ rầy so với các giống đang được trồng phổ biến tại các địa phương. Chi phí phun thuốc trừ rầy cho giống lúa P376 giảm 4,17 lần so với giống lúa P6 ( giảm 3.349.700đ/ha tương đương khoảng 120.000đ/sào) , chi phí phun thuốc trừ rầy cho giống lúa PC10 và PC10-2  giảm 6,65 lần so với giống lúa KD18 (giảm 2.830.000đ/ha tương đương khoảng 102.000đ/sào)  mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

      3- Khả năng ứng dụng và mở rộng

            Rầy nâugây hại tại 3 huyện: Ninh Giang, Thanh Miện, Bình Giang. Mỗi huyện điều tra 3 xã mỗi xã điều tra 30 hộ.

 

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập368
  • Hôm nay106,289
  • Tháng hiện tại1,553,868
  • Tổng lượt truy cập25,954,890
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây