Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Quang Hảo, Trưởng phòng Thông tin Tư liệu và Sở hữu công nghiệp, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Hải Dương.
Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Hải Dương.
Thời gian thực hiện: Năm 2001.
Đề tài được tổng kết.
I. MỤC TIÊU
Thu thập số liệu hiện trạng về công nghệ sản xuất, thông tin địa lý, tài nguyên khoáng sản, môi trường để cập nhật vào cơ sở dữ liệu thông tin của tỉnh Hải Dương.
II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Thu thập và xử lý số liệu về tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đã phối hợp với các ngành chức năng thu thập được các số liệu về hiện trạng công nghệ, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2. Thu thập thông tin về hiện trạng môi trường.
Thông tin về: bụi khu vực dân cư; chất lượng nước mặt, nước ngầm; các chất khí độc; không khí khu vực dân cư; không khí khu vực giao thông; bụi khu vực giao thông; chất thải rắn; chất thải bệnh viện.
3. Xây dựng cấu trúc dữ liệu.
3.1. Cấu trúc dữ liệu về công nghiệp.
Trong cấu trúc dữ liệu này phần tên trường dữ liệu là bộ định nghĩa chuẩn về các chỉ tiêu thông tin giúp mọi người có thể đọc được thông tin, độ rộng trường dữ liệu có thể chỉnh sửa tùy theo lượng thông tin cần nhập; loại trường dữ liệu quy định dữ liệu được nhập theo dạng chữ viết hoặc số.
3.2. Xây dựng cấu trúc thông tin về môi trường.
- Cấu trúc phông dữ liệu được xây dựng trên cơ sở bộ phông chuẩn của Cục Môi trường và yêu cầu của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh.
- Từ kết quả điều tra của Phòng Quản lý môi trường, cấu trúc phông dữ liệu về thông tin tiếng ồn được lập theo bảng.
- Trong cấu trúc này, tên trường dữ liệu được định nghĩa cho tất cả các năm về sau, tuy nhiên trong quá trình sử dụng có thể thay đổi để đảm bảo cho mọi người có thể đọc được thông tin và các chỉ tiêu thông tin không bị nhầm lẫn. Độ rộng trường dữ liệu chỉ mang tính ước lệ, trong lúc nhập dữ liệu, người nhập có thể chỉnh sửa để thông tin không bị chèn, mất.
3.3. Tổ chức quét bản đồ khu công nghiệp.
- Mỗi khu công nghiệp được thể hiện trong bản đồ do Phòng Quy hoạch tổng hợp, Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp. Tổng số gồm 12 tấm bản đồ:
+ Bản đồ Khu công nghiệp huyện Chí Linh với tỷ lệ 1/100.000.
+ Bản đồ Khu công nghiệp Quán Gỏi huyện Bình Giang tỷ lệ 1/100.000.
+ Bản đồ huyện Tứ Kỳ tỷ lệ 1/100.000.
+ Bản đồ Khu công nghiệp huyện Kinh Môn tỷ lệ 1/100.000.
+ Bản đồ Khu công nghiệp Đông Bắc, thành phố Hải Dương thuộc huyện Nam Sách tỷ lệ 1/100.000.
+ Bản đồ Khu công nghiệp Nam thành phố Hải Dương thuộc huyện Gia Lộc, tỷ lệ 1/100.000.
+ Bản đồ Khu công nghiệp Phú Thái thuộc huyện Kim Thành tỷ lệ 1/100.000.
+ Bản đồ huyện Thanh Hà tỷ lệ 1/100.000.
+ Bản đồ huyện Thanh Miện tỷ lệ 1/100.000.
+ Bản đồ huyện Ninh Giang, tỷ lệ 1/100.000.
+ Bản đồ Khu công nghiệp Lai Cách, Khu công nghiệp Cờ Đỏ thuộc huyện Cẩm Giàng, tỷ lệ 1/100.000.
+ Bản đồ Khu công nghiệp phía Tây thành phố Hải Dương, tỷ lệ 1/25.000.
- Các bản đồ này được đưa về dạng khổ A4 để quét vào máy vi tính thông qua máy quét ảnh Scaner, sau đó được đưa về tỷ lệ 1/50.000 trong hệ GIS.
3.4. Tạo các lớp bản đồ chuyên đề
- Các lớp bản đồ chuyên đề khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp
Tạo được 7 lớp bản đồ khu công nghiệp (theo từng cụm, khu công nghiệp và theo đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố nơi có cụm, khu công nghiệp). Riêng khu công nghiệp phía Tây thành phố Hải Dương được liên kết với cụm công nghiệp Lai Cách của huyện Cẩm Giàng.
Tạo được 12 lớp bản đồ về cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố); mỗi cơ sở sản xuất và kinh doanh được ký hiệu thành từng simbola đặc trưng.
- Các lớp bản đồ chuyên đề môi trường, tạo chung cho toàn tỉnh, mỗi chuyên đề là một lớp bản đồ gồm 9 lớp:
+ Lớp bản đồ thông tin tiếng ồn về giao thông.
+ Lớp thông tin về bãi rác, chất thải rắn.
- Lớp thông tin về không khí khu vực giao thông.
+ Lớp thông tin về các chất khí độc
+ Lớp thông tin về không khí khu vực dân cư.
+ Lớp thông tin về chất thải bệnh viện.
+ Lớp thông tin chất lượng nước.
+ Lớp thông tin bụi khu vực giao thông.
+ Lớp thông tin bụi khu dân cư.
3.5. Tổ chức nhập dữ liệu.
+ Dữ liệu sau khi biên tập theo cấu trúc phông đã được nhập trực tiếp qua bàn phím.
- Hiện nay, do thiếu thiết bị định vị toạ độ các điểm quan trắc nên kể cả vị trí các doanh nghiệp cũng như điểm đo môi trường thường thiếu chính xác, vì vậy chỉ được nhập theo tính ước lệ.
3.6. Tổ chức liên kết thông tin thuộc tính và bản đồ.
Đã tiến hành liên kết các thông tin thuộc tính với bản đồ, đảm bảo có thể xem trực tiếp các thông tin trên bản đồ.
3.7. Tổ chức chiết xuất thông tin theo yêu cầu người quản lý và in bản đồ.
Các biểu chiết xuất thông tin đều được thực hiện tốt theo yêu cầu tra cứu.
3.8. Tổ chức thử nghiệm truyền dữ liệu về Cục Môi trường.
Đã tiến hành truyền thử nghiệm các thông tin được xây dựng năm 2001 về Cục Môi trường theo địa chỉ mạng của Cục Môi trường "194.54.88.50".
Đã thống nhất với bộ phận quản trị dữ liệu của Cục Môi trường về máy của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Hải Dương vào mạng của Cục Môi trường theo số hiệu máy (US): SMT HaiDuong.
III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Năm 2003 Sở khoa học và Công nghệ đã chuyển toàn bộ số liệu đã thu thập cho Phòng Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, sử dụng. Đến nay, Phòng Môi trường đã xây dựng phần mềm để quản lý toàn bộ số liệu về hiện trạng công nghệ sản xuất và diễn biến thông tin địa lý, tài nguyên khoáng sản của tỉnh Hải Dương.