Giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá được sản xuất tại xã Bình Minh, Bình Giang. ảnh: Hoà Thuận Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá đề tài "Tiếp thu công nghệ sản xuất giống lúa kháng bạc lá Bắc ưu 253 và Bắc thơm số 7 trên địa bàn tỉnh Hải Dương", đề tài được thực hiện từ năm 2010 đến 2012 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, Công ty TNHH MTV Giống cây trồng là đơn vị thực hiện đề tài.
Năm 2011, đề tài thực hiện bao gồm các mục tiêu: Tiếp thu giống lúa kháng bạc lá và chất lượng Bắc ưu 253 và Bắc thơm số 7 kháng bạc lá được chuyển gen kháng bạc lá từ Viện Nghiên cứu lưa Trường Đại học Nông nghiệp đã sản xuất thử trên địa bàn tỉnh Hải Dương để xây dựng mô hình trình diễn cho bà con nông dân áp dụng ra diện rộng; Tiếp thu và hoàn thiện công nghệ duy trì, lai tạo, chọn thuần nhân các giống lúa chất lượng được chuyển gen kháng bạc lá tại Hải Dương; Bước đầu hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh 2 giống lúa Bắc ưu 253 và Bắc thơm số 7 kháng bạc lá; Xác lập quyền sở hữu công nghiệp giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá và Bắc ưu 253.
Tại Hội nghị, ông Trịnh Huy Đang, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên báo cáo kết sau 01 năm thực hiện đề tài đã đạt được kết quả như sau:
* Giống lúa kháng bạc lá Bắc ưu 253
Duy trì và nhân thành công dòng bố, mẹ, lúa lai 3 dòng Bắc ưu 253 kháng bạc lá (duy trì dòng mẹ BoA, bố R253KBL) với diện tích 2,0 ha tại Xí nghiệp Giống cây trồng và chế biến Nông lâm sản Chí Linh đảm bảo chất lượng để chủ dộng sản xuất giống lúa F1 3 dòng Bắc ưu 253KBL.
Sản xuất hạt giống lúa F1 3 dòng Bắc ưu 253 từ dòng bố R253KBL, mẹ BoA với quy mô 10 ha/năm tại Xí nghiệp giống cây trồng và Chế biến Nông lâm sản Chí Linh. Kết quả năng suất vụ xuân đạt 17,5 tạ/ha và vụ mùa đạt 15,5 tạ/ha thu được sản lượng hạt giống F1 khoảng 8,0 tấn, số lượng giống trên phục vụ sản xuất cấy đại trà lúa lai thương phẩm gần 550 ha vào vụ mùa năm 2011 và 2012.
Xây dựng mô hình trình diễn giống lúa Bắc ưu 253 kháng bạc lá vào vụ mùa với quy mô 19 ha/năm tại Hợp tác xã Quang Phục (huyện Tứ Kỳ), hợp tác xã Bình Minh (huyện Bình Giang), hợp tác xã An Đức (huyện Ning Giang) và Hợp tác xã Kim Đính (huyện Kim Thành). Kết quả giống lúa Bắc ưu 253 kháng bạc lá có chất lượng gạo tốt và có khả năng kháng bạc lá.
Giống lúa lai 3 dòng Bắc ưu 253 kháng bạc lá được cấy chân đất vàn trũng hay bị ngập úng trong điều kiện vụ mùa có thời gian sinh trưởng 125 ngày, năng suất thực thu đạt 60,0 tạ/ha. Chất lượng gạo ngon và có tính kháng bạc lá tốt hơn so với các giống lúa cấy cùng chân đất như Xi23, U17, Bắc ưu 253 đối chứng...
* Giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá
Duy trì và nhân dòng lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá với quy mô là 5,0ha/năm tại Xí nghiệp Giống cây trồng Kim Thành và Xí nghiệp Giống cây trồng và chế biến nông lâm sản Chí Linh. Năng suất thực thu vụ xuân đạt 54,6 tạ/ha và vụ mùa từ 47,0 tạ/ha - 49,5 tạ/ha.
Sản xuất và nhân hạt giống Bắc thơm số 7 KBL với qui mô 5,0ha/năm tại Xí nghiệp giống cây trồng Kim Thành và Xí nghiệp giống cây trồng chế biến nông lâm sản Chí Linh. Năng suất vụ xuân đạt 52,5 tạ/ha đến 54,6 tạ/ha và vụ mùa đạt từ 47,5 tạ/ha đến 49,2 tạ/ha.
Xây dựng mô hình trình diễn 2 giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá với quy mô 6,0 ha/năm tại Hợp tác xã Quang Phục (huyện Tứ Kỳ), hợp tác xã Bình Minh (huyện Bình Giang), hợp tác xã An Đức (huyện Ning Giang) và Hợp tác xã Kim Đính (huyện Kim Thành). Giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá có thời gian sinh trưởng từ 133-140 ngày, năng suất thực thu đạt 63,0-64,0 tạ/ha. Chất lượng gạo ngon, vẫn giữ nguyên được tính thơm như giống Bắc thơm số 7 cấy đại trà và có tính kháng bạc lá.
Sau khi chuyển gen kháng bạc lá vào 2 giống lúa Giống lúa Bắc thơm số 7 và Giống lúa Bắc ưu 253 kháng bạc đã đem lại hiệu quả kinh tế, năng suất cao hơn giống đối chứng (bắc thơm số 7) từ 10-15%, giảm công phun thuốc trừ sâu bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cụ thể là giống bắc thơm số 7 kháng bạc lá tại HTX Quang Phục, năng suất đạt 63,0 tạ/ha, cao hơn so với giống đối chứng (54,0 tạ/ha) là 14,3%; HTX Bình Minh, huyện Bình Giang năng suất đạt 63,7 tạ/ha cao hơn so với giống đối chứng (58,0 tạ/ha) là 8,9%; HTX An Đức đạt 64 tạ/ha cao hơn so với Bắc thơm số 7 đối chứng (59 tạ/ha) là 7,8%.
Kết thúc hội nghị tổng kết, ông Phạm Văn Bình, phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đánh giá đề tài đã xác định 02 giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao và có khả năng kháng bạc lá góp phần mở rộng và nâng cao sản xuất lúa gạo hàng hoá của tỉnh và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, Ban chủ nhiệm đề tài cần hoàn thiện một số nội dung báo cáo như: bổ sung nguồn xuất xứ giống lúa, nội dung nhân rộng mô hình, chỉnh sửa hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật và hoàn tất thủ tục để đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá và Bắc ưu 253.
Tại Hội nghị, ông Trịnh Huy Đang, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên báo cáo kết sau 01 năm thực hiện đề tài đã đạt được kết quả như sau:
* Giống lúa kháng bạc lá Bắc ưu 253
Duy trì và nhân thành công dòng bố, mẹ, lúa lai 3 dòng Bắc ưu 253 kháng bạc lá (duy trì dòng mẹ BoA, bố R253KBL) với diện tích 2,0 ha tại Xí nghiệp Giống cây trồng và chế biến Nông lâm sản Chí Linh đảm bảo chất lượng để chủ dộng sản xuất giống lúa F1 3 dòng Bắc ưu 253KBL.
Sản xuất hạt giống lúa F1 3 dòng Bắc ưu 253 từ dòng bố R253KBL, mẹ BoA với quy mô 10 ha/năm tại Xí nghiệp giống cây trồng và Chế biến Nông lâm sản Chí Linh. Kết quả năng suất vụ xuân đạt 17,5 tạ/ha và vụ mùa đạt 15,5 tạ/ha thu được sản lượng hạt giống F1 khoảng 8,0 tấn, số lượng giống trên phục vụ sản xuất cấy đại trà lúa lai thương phẩm gần 550 ha vào vụ mùa năm 2011 và 2012.
Xây dựng mô hình trình diễn giống lúa Bắc ưu 253 kháng bạc lá vào vụ mùa với quy mô 19 ha/năm tại Hợp tác xã Quang Phục (huyện Tứ Kỳ), hợp tác xã Bình Minh (huyện Bình Giang), hợp tác xã An Đức (huyện Ning Giang) và Hợp tác xã Kim Đính (huyện Kim Thành). Kết quả giống lúa Bắc ưu 253 kháng bạc lá có chất lượng gạo tốt và có khả năng kháng bạc lá.
Giống lúa lai 3 dòng Bắc ưu 253 kháng bạc lá được cấy chân đất vàn trũng hay bị ngập úng trong điều kiện vụ mùa có thời gian sinh trưởng 125 ngày, năng suất thực thu đạt 60,0 tạ/ha. Chất lượng gạo ngon và có tính kháng bạc lá tốt hơn so với các giống lúa cấy cùng chân đất như Xi23, U17, Bắc ưu 253 đối chứng...
* Giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá
Duy trì và nhân dòng lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá với quy mô là 5,0ha/năm tại Xí nghiệp Giống cây trồng Kim Thành và Xí nghiệp Giống cây trồng và chế biến nông lâm sản Chí Linh. Năng suất thực thu vụ xuân đạt 54,6 tạ/ha và vụ mùa từ 47,0 tạ/ha - 49,5 tạ/ha.
Sản xuất và nhân hạt giống Bắc thơm số 7 KBL với qui mô 5,0ha/năm tại Xí nghiệp giống cây trồng Kim Thành và Xí nghiệp giống cây trồng chế biến nông lâm sản Chí Linh. Năng suất vụ xuân đạt 52,5 tạ/ha đến 54,6 tạ/ha và vụ mùa đạt từ 47,5 tạ/ha đến 49,2 tạ/ha.
Xây dựng mô hình trình diễn 2 giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá với quy mô 6,0 ha/năm tại Hợp tác xã Quang Phục (huyện Tứ Kỳ), hợp tác xã Bình Minh (huyện Bình Giang), hợp tác xã An Đức (huyện Ning Giang) và Hợp tác xã Kim Đính (huyện Kim Thành). Giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá có thời gian sinh trưởng từ 133-140 ngày, năng suất thực thu đạt 63,0-64,0 tạ/ha. Chất lượng gạo ngon, vẫn giữ nguyên được tính thơm như giống Bắc thơm số 7 cấy đại trà và có tính kháng bạc lá.
Sau khi chuyển gen kháng bạc lá vào 2 giống lúa Giống lúa Bắc thơm số 7 và Giống lúa Bắc ưu 253 kháng bạc đã đem lại hiệu quả kinh tế, năng suất cao hơn giống đối chứng (bắc thơm số 7) từ 10-15%, giảm công phun thuốc trừ sâu bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cụ thể là giống bắc thơm số 7 kháng bạc lá tại HTX Quang Phục, năng suất đạt 63,0 tạ/ha, cao hơn so với giống đối chứng (54,0 tạ/ha) là 14,3%; HTX Bình Minh, huyện Bình Giang năng suất đạt 63,7 tạ/ha cao hơn so với giống đối chứng (58,0 tạ/ha) là 8,9%; HTX An Đức đạt 64 tạ/ha cao hơn so với Bắc thơm số 7 đối chứng (59 tạ/ha) là 7,8%.
Kết thúc hội nghị tổng kết, ông Phạm Văn Bình, phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đánh giá đề tài đã xác định 02 giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao và có khả năng kháng bạc lá góp phần mở rộng và nâng cao sản xuất lúa gạo hàng hoá của tỉnh và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, Ban chủ nhiệm đề tài cần hoàn thiện một số nội dung báo cáo như: bổ sung nguồn xuất xứ giống lúa, nội dung nhân rộng mô hình, chỉnh sửa hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật và hoàn tất thủ tục để đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá và Bắc ưu 253.
Hoà Thuận