Khảo sát mới nhất của Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) cho thấy, Việt Nam đang chịu ô nhiễm nặng nề do các hợp chất hữu cơ khó phân hủy (POP) trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Thiếu hiểu biết về thuốc BVTV
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Môi trường, Việt Nam đang còn khoảng 1.153 điểm với 864 khu vực bị ô nhiễm do POP, trong đó có 185 khu vực được đánh giá bị ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Môi trường, Việt Nam đang còn khoảng 1.153 điểm với 864 khu vực bị ô nhiễm do POP, trong đó có 185 khu vực được đánh giá bị ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Cuộc khảo sát còn cho thấy, có tới 96,6% nông dân sử dụng hóa chất BVTV quá mức cho phép trong hướng dẫn sử dụng trên nhãn, gần 95% nông dân đổ các bình phun hóa chất còn thừa vào các rãnh, mương, phun vào các loại cây trồng khác hoặc tiếp tục sử dụng đến hết.
Chỉ có 4,8% nông dân biết tiêu huỷ đúng cách hóa chất bỏ đi, 38,1% chôn bao bì hóa chất BVTV sau sử dụng, nhiều người khác vùi bao bì tại các cánh đồng, vào các kênh, rãnh, mương, ao hoặc bán cho người thu gom phế liệu hoặc sử dụng vào mục đích khác.
Từ kết quả trên, từ cuối năm 2009, Bộ TNMT đã phê duyệt Dự án "Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ các hóa chất BVTV chứa POP tồn lưu trên Việt Nam" và chính thức khởi động ngày 5.4.2010. Dự án này được tài trợ bởi Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Nông lương LHQ (FAO).
Theo thiết kế, dự án sẽ trong 4 năm 2009-2013) với mục đích trợ giúp Việt Nam xây dựng năng lực quản lý, nghiên cứu và đưa ra các biện pháp hiệu quả nhằm phát hiện, xử lý và tiêu hủy các kho hóa chất BVTV chứa POP còn tồn lưu, đồng thời ngăn ngừa nguồn phát sinh qua con đường nhập lậu và sử dụng trái phép các hóa chất này.
Loại bỏ 1.100 tấn hoá chất
Ông Christophe Bahuet- Phó Giám đốc UNDP tại Việt Nam cho rằng: "Về lâu dài, dự án này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe các thế hệ người Việt Nam hiện tại và tương lai, đồng thời thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững trong một môi trường không có POP".
Theo kế hoạch, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2025, mục tiêu cụ thể mà dự án hướng tới là tập trung xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các điểm tồn lưu hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng ô nhiễm POP. Đây là các hóa chất diệt cỏ dùng trong thời kỳ chiến tranh còn dư đọng, các kho thuốc bảo vệ thực vật cùng với các nguồn nhập khẩu bất hợp pháp các hóa chất BVTV chứa POP vào Việt Nam.
Trước mắt, một trong những điểm ô nhiễm nghiêm trọng nhất tại khu vực Núi Căng (Thái Nguyên) đã được cô lập để xử lý. Tại đây, đã có 25,5 tấn thuốc và đất chứa hóa chất BVTV POP đã được thu gom, đóng gói, vận chuyển và tiêu hủy triệt để tại Công ty Xi măng Holcim (Kiên Giang).
Trong giai đoạn kế tiếp, dự án sẽ tiếp tục tăng cường năng lực cho các địa phương, cơ quan hải quan, cũng như người dân thông qua các hướng dẫn kỹ thuật, các khóa đào tạo và tập huấn, và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Mục tiêu trong giai đoạn này sẽ có ít nhất 5 điểm/khu vực ưu tiên sẽ được xử lý, xóa bỏ khoảng 1.140 tấn hóa chất và đất bị ô nhiễm nặng. Ngoài ra, các biện pháp xử lý trung hạn và dài hạn cũng đã được lên phương án và sẽ triển khai tại ít nhất 4-5 điểm có mức độ rủi ro cao nhất với con người.
Chỉ có 4,8% nông dân biết tiêu huỷ đúng cách hóa chất bỏ đi, 38,1% chôn bao bì hóa chất BVTV sau sử dụng, nhiều người khác vùi bao bì tại các cánh đồng, vào các kênh, rãnh, mương, ao hoặc bán cho người thu gom phế liệu hoặc sử dụng vào mục đích khác.
Từ kết quả trên, từ cuối năm 2009, Bộ TNMT đã phê duyệt Dự án "Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ các hóa chất BVTV chứa POP tồn lưu trên Việt Nam" và chính thức khởi động ngày 5.4.2010. Dự án này được tài trợ bởi Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Nông lương LHQ (FAO).
Theo thiết kế, dự án sẽ trong 4 năm 2009-2013) với mục đích trợ giúp Việt Nam xây dựng năng lực quản lý, nghiên cứu và đưa ra các biện pháp hiệu quả nhằm phát hiện, xử lý và tiêu hủy các kho hóa chất BVTV chứa POP còn tồn lưu, đồng thời ngăn ngừa nguồn phát sinh qua con đường nhập lậu và sử dụng trái phép các hóa chất này.
Loại bỏ 1.100 tấn hoá chất
Ông Christophe Bahuet- Phó Giám đốc UNDP tại Việt Nam cho rằng: "Về lâu dài, dự án này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe các thế hệ người Việt Nam hiện tại và tương lai, đồng thời thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững trong một môi trường không có POP".
Theo kế hoạch, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2025, mục tiêu cụ thể mà dự án hướng tới là tập trung xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các điểm tồn lưu hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng ô nhiễm POP. Đây là các hóa chất diệt cỏ dùng trong thời kỳ chiến tranh còn dư đọng, các kho thuốc bảo vệ thực vật cùng với các nguồn nhập khẩu bất hợp pháp các hóa chất BVTV chứa POP vào Việt Nam.
Trước mắt, một trong những điểm ô nhiễm nghiêm trọng nhất tại khu vực Núi Căng (Thái Nguyên) đã được cô lập để xử lý. Tại đây, đã có 25,5 tấn thuốc và đất chứa hóa chất BVTV POP đã được thu gom, đóng gói, vận chuyển và tiêu hủy triệt để tại Công ty Xi măng Holcim (Kiên Giang).
Trong giai đoạn kế tiếp, dự án sẽ tiếp tục tăng cường năng lực cho các địa phương, cơ quan hải quan, cũng như người dân thông qua các hướng dẫn kỹ thuật, các khóa đào tạo và tập huấn, và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Mục tiêu trong giai đoạn này sẽ có ít nhất 5 điểm/khu vực ưu tiên sẽ được xử lý, xóa bỏ khoảng 1.140 tấn hóa chất và đất bị ô nhiễm nặng. Ngoài ra, các biện pháp xử lý trung hạn và dài hạn cũng đã được lên phương án và sẽ triển khai tại ít nhất 4-5 điểm có mức độ rủi ro cao nhất với con người.
Theo Dân Việt