Triển vọng từ lúa chất lượng cao kháng rầy.

Giống lúa P376 tại huyện Ninh Giang. Ảnh Nguyễn Khanh        Theo thống kê từ 2000-2011, rầy nâu và rầy lưng trắng là 1 trong 3 nhóm dịch hại quan trọng nhất trên lúa, trung bình trong những năm qua diện tích bị nhiễm 409.000 ha, nhiễm nặng 34.000 ha và bị mất trắng 179 ha. Tỉnh Hải Dương có diện tích trồng lúa khoảng 63.000 ha, trong đó diện tích lúa bị rầy gây hại hàng năm lên tới hàng ngàn ha tập trung chủ yêu ở các huyện Kim Thanh, Bình Giang, Cẩm Giàng, Chí Linh và Ninh Giang, Thanh Miện ... đã gây thiệt hại rất lớn cho người nông dân cũng như nông nghiệp của tỉnh Hải Dương.
Triển vọng từ lúa chất lượng cao kháng rầy.
      Chi phí phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng lên tới khoảng 4.500.000 đồng/ha, dẫn tới chi phí sản xuất tăng, giảm hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.Vì vậy mà vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải có một bộ giống lúa kháng rầy có khả năng thích ứng và phát triển cho tỉnh Hải Dương. Việc sử dụng giống kháng một mặt làm giảm thiệt hại năng suất, tiết kiệm chi phí phòng trừ, mặt khác hạn chế được việc dùng thuốc hoá học gây ô nhiễm môi trường và góp phần ổn định môi trường sinh thái. Do vậy việc chọn tạo nhanh chóng những giống lúa vừa có năng suất cao, chất lượng tốt, lại mang nhiều gen kháng là công việc được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Trước nhu cầu thực tiễn đó, thạc sỹ Nguyễn Trọng Khanh – Viện phó Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cùng các cộng sự đã thực hiện tuyển chọn và phát triển một số giống lúa chất lượng cao, kháng rầy tại 3 huyện: Ninh Giang, Thanh Miện, Bình Giang gồm 8 giống lúa mới do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo: PC10-2, P376, P16, XT28, P10, P19, PC10, HT9. Giống đối chứng là Khang dân 18 và Bắc thơm số 7 với quy mô 1500m2/điểm/vụ.
      Vụ mùa năm 2011, đã xây dựng thành công mô hình canh tác 2 giống lúa kháng rầy PC10, P376 : Với tổng diện tích 25ha, trong đó: 15 ha giống lúa P376 tại xã An Đức (Ninh Giang); 10 ha giống lúa PC10 tại xã Vĩnh Hồng (Bình Giang) kết quả cho thấy 2 giống rất thích hợp trong điều kiện canh tác vụ mùa 100% các nhóm hộ đạt năng suất trên 48tạ/ha; năng suất > 50 tạ/ha ở các xã đạt từ 68,75 - 82,09 % . Hiệu quả mô hình canh tác giống lúa P376, PC10 năm 2011 cho thấy khi canh giống lúa PC10, P376 giảm chi phí rõ rệt trong việc phun thuốc trừ rầy so với các giống đang được trồng phổ biến tại các địa phương. Chi phí phun thuốc trừ rầy cho giống lúa P 376 giảm 4,17 lần so với giống lúa P6 (giảm 3.349.700đồng/ha tương đương khoảng 120.000đồng/sào), chi phí phun thuốc trừ rầy cho giống lúa PC10 giảm 6,65 lần so với giống lúa KD18 (giảm 2.830.000đồng/ha tương đương khoảng 102.000đồng/sào).
    
Hải Ninh

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây