Ảnh: nongnghiep.vn Được thực hiện thí điểm từ năm 2009 tại tỉnh Tiền Giang, đến nay mô hình "Quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa bằng công nghệ sinh thái" hay còn gọi là mô hình "Ruộng lúa bờ hoa" đã giúp cho nhiều nông dân ở các tỉnh, thành khu vực phía Nam thay đổi tư duy trong nghề sản xuất lúa. Thành công đầu tiên của mô hình này là giúp nông dân mở ra hướng mới trong công tác phòng, chống sâu, bệnh bảo vệ cây trồng.
Mô hình "Ruộng lúa bờ hoa" được thực hiện đầu tiên tại 2 huyện Cai Lậy và Cái Bè tỉnh Tiền Giang vào năm 2009. Ở Vĩnh Long, trong vụ Hè Thu năm 2011, ngành bảo vệ thực vật tỉnh cũng đã triển khai thực hiện mô hình này tại xã Hiếu Nhơn huyện Vũng Liêm với diện tích 10 ha và đến cuối tháng 6 đã tổ chức hội thảo đánh giá mô hình để nông dân rút kinh nghiệm.
Anh Nguyễn Văn Dũng, nông dân xã Hiếu Nhơn huyện Vũng Liêm cho rằng: "Trước đây bà con nông dân chúng tôi chưa có mô hình này gặp nhiều khó khăn, từ khi có mô hình này được các ngành chuyên môn hướng dẫn đầy đủ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó mô hình này mang lại hiệu quả rất cao, hạn chế sử dụng thuốc hóa học trên đồng ruộng, năng suất đạt cao."
Theo Ông Nguyễn Văn Sáu, Trưởng trạm BVTV huyện Vũng Liêm: "Công nghệ sinh thái này sẽ giúp chúng ta quản lý rầy nâu bằng 3 lợi ích. Thứ 1 là cây hoa trên đồng ruộng sẽ thu hút thiên địch, thiên địch sẽ tấn công dịch hại và rầy nâu, từ đó làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Hiện nay mô hình này đang phát huy tác dụng rất tốt, từ mô hình thành công này, tôi hy vọng chính quyền địa phương, doanh nghiệp và bà con nông dân tiếp tục nhân rộng toàn tỉnh, để làm sau chúng ta quản lý rầy nâu tốt nhất bằng công nghệ này."
Đến nay, các tỉnh thành khu vực phía Nam đã phát triển được 25 mô hình "Ruộng lúa bờ hoa" để phòng, chống rầy nâu hại lúa với diện tích hơn 300 ha.7 tỉnh gồm: Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long và Bà Rịa – Vũng Tàu đã thực hiện mô hình công nghệ sinh thái này. Kết quả, năng suất lúa ở mô hình này đạt từ 6 – 6,5 tấn/ha, tăng từ 0,5 – 1 tấn/ha so với canh tác bình thường. Giá thành sản xuất mỗi kg lúa trong mô hình "ruộng lúa bờ hoa" cũng thấp hơn ruộng ngoài mô hình 136 đồng, từ đó lợi nhuận lợi nhuận cũng tăng thêm 2.150.000 đồng/ha.
Thạc sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung Tâm BVTV phía Nam nhận định: "Chương trình "công nghệ sinh thái" hay còn gọi là mô hình "Ruộng lúa bờ hoa"hiện nay các tỉnh đã ứng dụng được là 7 tỉnh. Trong đó 2 tỉnh làm rộng nhất là An Giang và Tiền Giang. Chúng ta thấy là nông dân thực hiện mô hình này lợi nhuận rất là cao, đảm bảo an sinh xã hội và môi trường. Tôi nghĩ đây là mô hình rất lý tưởng để nông dân suy nghĩ và làm theo. Bộ NN cũng phát động sẽ đẩy mạnh chương trình này để hạn chế thuốc trừ sâu, cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng và không ảnh hưởng sức khỏe người nông dân mà lợi nhuận được cao, thời gian tới chúng ta sẽ phát động nhiều hơn.'
Thực tế cho thấy mô hình ứng dụng trồng hoa trên bờ ruộng đã góp phần thu hút thiên địch đến, diệt trừ các loại sâu rầy hại lúa, giúp nông dân giảm hoặc không sử dụng thuốc BVTV. Qua đó không chỉ bảo vệ môi trường mà còn góp phần tăng lợi nhuận cho người sản xuất và bảo vệ sức khỏe cho nông dân. Việc áp dụng thành công và nhân rộng mô hình này ở các địa phương sẽ giúp nông dân tiến tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo mạnh trên thế giới./.
Anh Nguyễn Văn Dũng, nông dân xã Hiếu Nhơn huyện Vũng Liêm cho rằng: "Trước đây bà con nông dân chúng tôi chưa có mô hình này gặp nhiều khó khăn, từ khi có mô hình này được các ngành chuyên môn hướng dẫn đầy đủ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó mô hình này mang lại hiệu quả rất cao, hạn chế sử dụng thuốc hóa học trên đồng ruộng, năng suất đạt cao."
Theo Ông Nguyễn Văn Sáu, Trưởng trạm BVTV huyện Vũng Liêm: "Công nghệ sinh thái này sẽ giúp chúng ta quản lý rầy nâu bằng 3 lợi ích. Thứ 1 là cây hoa trên đồng ruộng sẽ thu hút thiên địch, thiên địch sẽ tấn công dịch hại và rầy nâu, từ đó làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Hiện nay mô hình này đang phát huy tác dụng rất tốt, từ mô hình thành công này, tôi hy vọng chính quyền địa phương, doanh nghiệp và bà con nông dân tiếp tục nhân rộng toàn tỉnh, để làm sau chúng ta quản lý rầy nâu tốt nhất bằng công nghệ này."
Đến nay, các tỉnh thành khu vực phía Nam đã phát triển được 25 mô hình "Ruộng lúa bờ hoa" để phòng, chống rầy nâu hại lúa với diện tích hơn 300 ha.7 tỉnh gồm: Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long và Bà Rịa – Vũng Tàu đã thực hiện mô hình công nghệ sinh thái này. Kết quả, năng suất lúa ở mô hình này đạt từ 6 – 6,5 tấn/ha, tăng từ 0,5 – 1 tấn/ha so với canh tác bình thường. Giá thành sản xuất mỗi kg lúa trong mô hình "ruộng lúa bờ hoa" cũng thấp hơn ruộng ngoài mô hình 136 đồng, từ đó lợi nhuận lợi nhuận cũng tăng thêm 2.150.000 đồng/ha.
Thạc sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung Tâm BVTV phía Nam nhận định: "Chương trình "công nghệ sinh thái" hay còn gọi là mô hình "Ruộng lúa bờ hoa"hiện nay các tỉnh đã ứng dụng được là 7 tỉnh. Trong đó 2 tỉnh làm rộng nhất là An Giang và Tiền Giang. Chúng ta thấy là nông dân thực hiện mô hình này lợi nhuận rất là cao, đảm bảo an sinh xã hội và môi trường. Tôi nghĩ đây là mô hình rất lý tưởng để nông dân suy nghĩ và làm theo. Bộ NN cũng phát động sẽ đẩy mạnh chương trình này để hạn chế thuốc trừ sâu, cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng và không ảnh hưởng sức khỏe người nông dân mà lợi nhuận được cao, thời gian tới chúng ta sẽ phát động nhiều hơn.'
Thực tế cho thấy mô hình ứng dụng trồng hoa trên bờ ruộng đã góp phần thu hút thiên địch đến, diệt trừ các loại sâu rầy hại lúa, giúp nông dân giảm hoặc không sử dụng thuốc BVTV. Qua đó không chỉ bảo vệ môi trường mà còn góp phần tăng lợi nhuận cho người sản xuất và bảo vệ sức khỏe cho nông dân. Việc áp dụng thành công và nhân rộng mô hình này ở các địa phương sẽ giúp nông dân tiến tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo mạnh trên thế giới./.
Nguồn: Website PT-TH Vĩnh Long