Trồng rau màu cho thu hoạch quanh năm tại xã Phạm Kha. Ảnh: Hòa Thuận Về xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện chúng tôi được chứng kiến màu xanh của cánh đồng lúa đang thì con gái và màu xanh của cánh đồng rau với đủ các loại như hành hoa, rau cải, rau gia vị...Những năm gần đây, nông dân xã Phạm Kha đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng những cây giống tốt, thích hợp cho việc làm giàu trên chính quê hương và bước đầu thu được lợi nhuận khá cao.
Ông Vũ Văn Quynh, Phó chủ tịch xã phụ trách nông nghiệp cho biết, hiện tại xã có 376 ha đất sản xuất nông nghiệp thì sản xuất rau quanh năm chiếm tới hơn 100ha, thủy sản 69,7ha, đất chuyển đổi 14,8 ha, còn lại là diện tích cấy lúa. Bà con nông dân ở đây thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, và nguồn thu lớn nhất từ sản xuất rau màu quanh năm, năm 2005 thu nhập bình quân đầu người mới có 6 triệu/người/năm, thì đến 6/2011 lên tới 14 triệu/người/năm.
Theo ông Quynh, sản xuất rau màu quanh năm đã có từ 40-50 năm trước được bà con nông dân gieo trồng, tuy nhiên trước đây bà con thường sản xuất rau manh mún, diện tích ít, chưa có quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung nên thu nhập thấp. Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp Đảng, cấp ủy, chính quyền địa phương trong sản xuất nông nghiệp, nhất là việc chuyển đổi một phần diện tích cấy lúa thấp sang trồng rau, đặc biệt, từ năm 2006-2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ở Phạm Kha, bà con nông dân được các cán bộ kỹ thuật của tỉnh, huyện hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học, áp dụng vào trong sản xuất nên năng suất rau màu và chất lượng được tăng lên rõ rệt.
Được biết, mô hình sản xuất rau quanh năm của bà con nông dân xã được Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương cấp giấy chứng nhận là nơi sản xuất rau an toàn từ năm 2007 dựa trên 5 tiêu chí: không sử dụng thuốc có danh mục cấm; không sử dụng phân tươi, nước giải tươi; không sử dụng nồng độ phân bằng thuốc hóa học quá quy định; không sử dụng nước có chất thải công nghiệp; phun thuốc phòng trừ cho rau cỏ trước thu hoạch từ 7 ngày trở lên.
Ồng Nguyễn Văn Quá, Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp xã cho biết, Phạm Kha có hơn 1.300 hộ trồng rau quanh năm, nhờ sản xuất rau mà họ xây dựng được những ngôi nhà khang trang, xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, giao thông và nuôi con đi học đại học, về Phạm Kha không ai nghĩ rằng nhờ có trồng rau quanh năm mà hộ lại có nhưng ngôi nhà cao tầng như thế. Theo ông Quá tính, rau gia vị được bà con nông dân rồng quanh năm vào thời điểm cao nhất có giá từ 50-60 nghìn/kg, thời điểm thấp có giá 25 nghìn/kg, bình quân thu nhập 5 triệu/sào, từ 130-150 triệu/ha rau gia vị. Đặc biệt, rau cho thu hoạch quanh năm. Nhiều gia đình trở lên giàu có từ trồng màu như gia đình ông Nguyễn Văn Nhuận, Nguyễn Văn Quyết...mỗi năm thu hoạch hơn 100 triệu đồng.
Ông Nguyễn Viết Khang, Phó chủ nhiệm HTX cho biết, xã Phạm Kha phát triển từ sản xuất rau màu được trồng quanh năm bởi có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí địa lý tốt với chất đất cát pha thịt, đồng đất cao nên có thể sản xuất rau quanh năm không bị ngập úng, hệ thống tưới tiêu được hoàn chỉnh, bê tông hóa đường nội đồng giúp cho việc vận chuyển và sản xuất được nhanh chóng, ruộng được quy hoạch, cùng với tính cần cù, sáng tạo sản xuất của bà con nông dân nên đất không được ngừng nghỉ, đất không có thời gian để trống, giá trị sản xuất sử dụng toàn bộ quỹ đất. Sản xuất rau màu gấp 5 lần so với cấy lúa, cá biệt là các loại rau gia vị mang lại thu nhập cao gấp 7-8 lần so với trồng lúa.
Các loại rau được sản xuất quanh năm, phong phú, đa dạng thích hợp cho từng vụ mùa như: vụ chiêm thì có hành hoa, vụ hè có bắp cải, su hào, hoa lơ, dưa hấu, dưa hồng, củ đậu ...vụ đông gồm có rau gia vị, bắp cải, su hào, cải ngọt, hoa lơ, dưa muối, cải thìa, cải ngồng...Tại xã Phạm Kha có 10 đội sản xuất thì có 8 đội tham gia sản xuất rau an toàn, hộ nhiều nhất có tới gần mẫu ruộng, hộ ít nhất cũng có tới 2-3 sào trồng rau màu. Đặc biệt, bà con nơi đây không trồng khoai, ngô vì theo bà con khoai và ngô phải trồng mất thời gian dài hơn các loại rau khác và cho thu nhập không cao. Trước đây, trồng rau gia vị, su hào, bắp cải chỉ trồng vụ đông nhưng hiện nay được bà con trồng quanh năm.
Trong quá trình sản xuất, bà con nông dân xã rất nhạy bén với thị trường, các sản phẩm rau màu phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, với kinh nghiệm sản xuất cộng với việc áp dụng tiến bộ khoa học nên sản xuất rau được bà con thực hiện tuân thủ đúng quy trình sản xuất từ khâu chọn giống tốt, sạch bệnh đến quá trình chăm sóc, đảm bảo rau không bị bệnh, không bị ô nhiễm và không sử dụng thuốc hóa học. Trong thời gian tới, Đảng ủy cùng với các cơ quan chính quyền mở rộng việc xây dựng nhà lưới, quy hoạch sản xuất cho từng loại rau để mang lại giá trị thu nhập cho từng đơn vị diện tích.
Thị trường tiêu thụ rau rất rộng lớn, thương lái từ các nơi tìm đến mua như Hà Nội, Hải Phòng, Quanh Ninh...một số gia đình cũng sản xuất rau "tự sản, tự tiêu", bà con mang đến các chợ của huyện và thành phố Hải Dương.
Bà Nguyễn Thị Kiên, thôn Hạ cho biết, gia đình bà trồng 5 sào màu, 4 sào lúa, trước đây nhà bà chủ yếu trồng lúa nhưng thấy trồng màu cho thu nhập cao bà chuyển sang trồng màu còn lúa chỉ để lấy thóc ăn. 5 sào màu nhà bà trồng đủ các loại rau. Bà Kiên cho biết, trồng hành hoa từ tháng 2 đến tháng 10, cứ 2 tháng cho thu hoạch 1 lần, mỗi lần thu 5 triệu, 8 tháng cho 4 lần thu hoạch khoảng 20 triệu, ngoài ra nhà bà con trồng rau gia vị, su hào, bắp cải...từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau thì trồng mủa, tính ra mỗi năm thu nhập từ 5 sào màu tới gần 100 triệu đồng.
Xã Phạm Kha được biết đến là nơi sản xuất rau quanh năm, với diện tích lớn nhất tại huyện Thanh Miện, nhờ có trồng rau quanh năm mà đời sống của bà con nơi đây không ngừng nâng cao. Tuy nhiên, sản xuất rau của bà con nông dân vẫn chưa đi vào nề nếp, mang tính dịch vụ, sản xuất mang tính tự do, chưa được đồng bộ, vì thế mà hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó là thị trường bấp bênh, giá cả chưa ổn định, các lái thương còn ép giá. Vì vậy, Đảng ủy, Chính quyền và bà con nông dân Phạm Kha mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa của ngành nông nghiệp tỉnh, huyện trong việc tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất rau an toàn ở Phạm Kha để mang lại hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp của bà con nông dân nơi đây.
Theo ông Quynh, sản xuất rau màu quanh năm đã có từ 40-50 năm trước được bà con nông dân gieo trồng, tuy nhiên trước đây bà con thường sản xuất rau manh mún, diện tích ít, chưa có quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung nên thu nhập thấp. Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp Đảng, cấp ủy, chính quyền địa phương trong sản xuất nông nghiệp, nhất là việc chuyển đổi một phần diện tích cấy lúa thấp sang trồng rau, đặc biệt, từ năm 2006-2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ở Phạm Kha, bà con nông dân được các cán bộ kỹ thuật của tỉnh, huyện hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học, áp dụng vào trong sản xuất nên năng suất rau màu và chất lượng được tăng lên rõ rệt.
Được biết, mô hình sản xuất rau quanh năm của bà con nông dân xã được Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương cấp giấy chứng nhận là nơi sản xuất rau an toàn từ năm 2007 dựa trên 5 tiêu chí: không sử dụng thuốc có danh mục cấm; không sử dụng phân tươi, nước giải tươi; không sử dụng nồng độ phân bằng thuốc hóa học quá quy định; không sử dụng nước có chất thải công nghiệp; phun thuốc phòng trừ cho rau cỏ trước thu hoạch từ 7 ngày trở lên.
Ồng Nguyễn Văn Quá, Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp xã cho biết, Phạm Kha có hơn 1.300 hộ trồng rau quanh năm, nhờ sản xuất rau mà họ xây dựng được những ngôi nhà khang trang, xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, giao thông và nuôi con đi học đại học, về Phạm Kha không ai nghĩ rằng nhờ có trồng rau quanh năm mà hộ lại có nhưng ngôi nhà cao tầng như thế. Theo ông Quá tính, rau gia vị được bà con nông dân rồng quanh năm vào thời điểm cao nhất có giá từ 50-60 nghìn/kg, thời điểm thấp có giá 25 nghìn/kg, bình quân thu nhập 5 triệu/sào, từ 130-150 triệu/ha rau gia vị. Đặc biệt, rau cho thu hoạch quanh năm. Nhiều gia đình trở lên giàu có từ trồng màu như gia đình ông Nguyễn Văn Nhuận, Nguyễn Văn Quyết...mỗi năm thu hoạch hơn 100 triệu đồng.
Ông Nguyễn Viết Khang, Phó chủ nhiệm HTX cho biết, xã Phạm Kha phát triển từ sản xuất rau màu được trồng quanh năm bởi có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí địa lý tốt với chất đất cát pha thịt, đồng đất cao nên có thể sản xuất rau quanh năm không bị ngập úng, hệ thống tưới tiêu được hoàn chỉnh, bê tông hóa đường nội đồng giúp cho việc vận chuyển và sản xuất được nhanh chóng, ruộng được quy hoạch, cùng với tính cần cù, sáng tạo sản xuất của bà con nông dân nên đất không được ngừng nghỉ, đất không có thời gian để trống, giá trị sản xuất sử dụng toàn bộ quỹ đất. Sản xuất rau màu gấp 5 lần so với cấy lúa, cá biệt là các loại rau gia vị mang lại thu nhập cao gấp 7-8 lần so với trồng lúa.
Các loại rau được sản xuất quanh năm, phong phú, đa dạng thích hợp cho từng vụ mùa như: vụ chiêm thì có hành hoa, vụ hè có bắp cải, su hào, hoa lơ, dưa hấu, dưa hồng, củ đậu ...vụ đông gồm có rau gia vị, bắp cải, su hào, cải ngọt, hoa lơ, dưa muối, cải thìa, cải ngồng...Tại xã Phạm Kha có 10 đội sản xuất thì có 8 đội tham gia sản xuất rau an toàn, hộ nhiều nhất có tới gần mẫu ruộng, hộ ít nhất cũng có tới 2-3 sào trồng rau màu. Đặc biệt, bà con nơi đây không trồng khoai, ngô vì theo bà con khoai và ngô phải trồng mất thời gian dài hơn các loại rau khác và cho thu nhập không cao. Trước đây, trồng rau gia vị, su hào, bắp cải chỉ trồng vụ đông nhưng hiện nay được bà con trồng quanh năm.
Trong quá trình sản xuất, bà con nông dân xã rất nhạy bén với thị trường, các sản phẩm rau màu phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, với kinh nghiệm sản xuất cộng với việc áp dụng tiến bộ khoa học nên sản xuất rau được bà con thực hiện tuân thủ đúng quy trình sản xuất từ khâu chọn giống tốt, sạch bệnh đến quá trình chăm sóc, đảm bảo rau không bị bệnh, không bị ô nhiễm và không sử dụng thuốc hóa học. Trong thời gian tới, Đảng ủy cùng với các cơ quan chính quyền mở rộng việc xây dựng nhà lưới, quy hoạch sản xuất cho từng loại rau để mang lại giá trị thu nhập cho từng đơn vị diện tích.
Thị trường tiêu thụ rau rất rộng lớn, thương lái từ các nơi tìm đến mua như Hà Nội, Hải Phòng, Quanh Ninh...một số gia đình cũng sản xuất rau "tự sản, tự tiêu", bà con mang đến các chợ của huyện và thành phố Hải Dương.
Bà Nguyễn Thị Kiên, thôn Hạ cho biết, gia đình bà trồng 5 sào màu, 4 sào lúa, trước đây nhà bà chủ yếu trồng lúa nhưng thấy trồng màu cho thu nhập cao bà chuyển sang trồng màu còn lúa chỉ để lấy thóc ăn. 5 sào màu nhà bà trồng đủ các loại rau. Bà Kiên cho biết, trồng hành hoa từ tháng 2 đến tháng 10, cứ 2 tháng cho thu hoạch 1 lần, mỗi lần thu 5 triệu, 8 tháng cho 4 lần thu hoạch khoảng 20 triệu, ngoài ra nhà bà con trồng rau gia vị, su hào, bắp cải...từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau thì trồng mủa, tính ra mỗi năm thu nhập từ 5 sào màu tới gần 100 triệu đồng.
Xã Phạm Kha được biết đến là nơi sản xuất rau quanh năm, với diện tích lớn nhất tại huyện Thanh Miện, nhờ có trồng rau quanh năm mà đời sống của bà con nơi đây không ngừng nâng cao. Tuy nhiên, sản xuất rau của bà con nông dân vẫn chưa đi vào nề nếp, mang tính dịch vụ, sản xuất mang tính tự do, chưa được đồng bộ, vì thế mà hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó là thị trường bấp bênh, giá cả chưa ổn định, các lái thương còn ép giá. Vì vậy, Đảng ủy, Chính quyền và bà con nông dân Phạm Kha mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa của ngành nông nghiệp tỉnh, huyện trong việc tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất rau an toàn ở Phạm Kha để mang lại hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp của bà con nông dân nơi đây.
Hòa Thuận
Trung tâm Thông tin KHCN và Tin học
Trung tâm Thông tin KHCN và Tin học