Chủ nhiệm dự án: KS. Lê Văn Cự, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương.
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương
Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Viện Công nghệ sau thu hoạch, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Viện rau quả Trung ương.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2000 đến tháng 12/2001.
Kết quả nghiệm thu, xếp loại: Xuất sắc.
Dự án đạt giải C Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn - Hải Dương lần thứ nhất năm 2001.
I. MỤC TIÊU
- Nghiên cứu thiết kế, hoàn thiện lò sấy cải tiến theo phương pháp gián tiếp và quy trình công nghệ sấy hành, tỏi, cà rốt, rau gia vị v.v... nhằm giảm chi phí nguyên liệu, thời gian sấy, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu độc hại tới sức khoẻ người lao động và môi trường sinh thái ở nông thôn.
- Xây dựng mô hình áp dụng lò sấy cải tiến theo phương pháp gián tiếp và chuyển giao công nghệ chế biến bảo quản nông sản cho hộ nông dân.
- Triển khai nhân rộng mô hình chế biến, bảo quản nông sản trên địa bàn tỉnh.
II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Điều tra hiện trạng lò sấy và công nghệ sấy nông sản ở các cơ quan Trung ương, trong và ngoài tỉnh để lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện sản xuất và áp dụng có hiệu quả tại tỉnh Hải Dương.
Đề tài đã khảo sát công nghệ sấy nhãn tại xã Phương Chiểu, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên và sấy vải tại các xã Quý Sơn, Tân Quang thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Ở các địa phương nói trên chủ yếu yếu vẫn sấy nông sản bằng lò sấy thủ công trực tiếp. Nhược điểm của lò sấy trực tiếp là sản phẩm thường bị khói, bụi, chất lượng không đồng đều, vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường lao động không đảm bảo, chi phí công lao động cao.
Kết quả điều tra 2 năm hiện trạng sấy vải ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, sấy hành ở các xã Nam Trung, Nam Chính, huyện Nam Sách, sấy cà rốt ở xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng cho thấy, 100% các hộ sử dụng lò sấy thủ công trực tiếp. Phần lớn lò sấy được xây trong nhà bếp hoặc gần khu nhà bếp. Các lò sấy ở các xã nói trên có các nhược điểm như các lò sấy đã khảo sát ở Hưng Yên và Bắc Giang.
2. Nghiên cứu thiết kế lò sấy và công nghệ sấy nông sản.
2.1. Nghiên cứu, thiết kế và xây dựng lò cải tiến sấy gián tiếp.
Kết quả nghiên cứu đã cho phép lựa chọn phương án lò cải tiến sấy gián tiếp phù hợp với các hộ gia đình ở Hải Dương. Nhóm thực hiện đề tài tiến hành xây dựng lò sấy theo thiết kế đã được lựa chọn.
Cấu tạo và các thông số lỹ thuật chủ yếu của lò sấy cải tiến như sau:
- Kích thước tổng thể của lò sấy: rộng 1,1m, dài 2,1m, cao 1,65m.
Trong đó:
+ Buồng sấy: 1,1 x 2,1 x 1,18 m.
+ Buồng trao đổi nhiệt: 0,6 x 2,1 x 0,2 m.
+ Buồng đốt: 0,27 x 0,5 x 027 m.
+ Năng suất: 50 kg/mẻ.
+ Nhiên liệu: 2,5 - 3 kg than/kg sản phẩm khô.
+ Số khay đựng nông sản phẩm sấy: 20 - 24 khay, kích thước 1 x 0,5 m/khay, gồm 6 giàn sấy.
2.2. Quy trình vận hành lò sấy cải tiến.
Kiểm tra trước khi vận hành - Sấy lò - Điều chỉnh nhiệt độ không tải - Điều chỉnh nhiệt độ của lò khi có tải.
3. Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ sấy một số nông sản (hành, cà rốt, củ cải, gừng, rau gia vị...).
Kết quả khảo sát tại các địa phương có nhiều hộ tham gia sấy nông sản cho thấy, hầu hết các hộ nông dân sấy theo kinh nghiệm, cảm nhận nhiệt độ bằng tay hoặc trực giác. Chi phí công lao động cao do phải thường xuyên quan sát, theo dõi nhiệt độ, đảo sản phẩm sấy nhiều lần; chất lượng sản phẩm không đồng đều giữa các lần sấy và tỷ lệ thu hồi sản phẩm thấp.
Nhóm cán bộ thực hiện đề tài đã cùng với chuyên gia tư vấn nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sấy cho một số loại nông sản để hướng dẫn cho các hộ tham gia dự án theo quy trình thống nhất như sau:
Làm sạch nguyên liệu ð Tạo hình ð Rải nguyên liệu lên khay ð Nâng nhiệt ð Đưa vào buồng sấy ð Giữ nhiệt, đảo khay ð Ủ ram nhiệt ð Phân loại đóng gói sản phẩm.
4. Kết quả nghiên cứu giản đồ sấy và một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Qua các lần sấy thử từng loại nông sản đã theo dõi được chế độ sấy và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương ứng. Đã chọn ra được chế độ sấy hợp lý trên lò sấy nông sản cải tiến.
5. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và tập huấn cho các hộ nông dân tham gia dự án.
Trong quá trình thực hiện dự án đã đào tạo được 14 cán bộ xây được lò sấy, hướng dẫn kỹ thuật vận hành, điều chỉnh nhiệt độ và sấy được một số loại nông sản theo các quy trình đã được nghiên cứu cho 79 hộ và họ là cán bộ nòng cốt thực hiện mở rộng dự án trong các năm 2002-2003 ở một số địa phương trong tỉnh...
Ban chủ nhiệm đã tập huấn, hướng dẫn công nghệ cho 40 hộ nông dân tham gia dự án.
6. Xây dựng mô hình trình diễn xây dựng và vận hành lò sấy cải tiến.
6.1. Xây dựng mô hình áp dụng lò sấy cải tiến và công nghệ sấy nông sản.
Kết quả triển khai trong 2 năm 2000-2001 tại xã Nam, Trung huyện Nam Sách và xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng đã sấy được 1.113,6 tấn các loại. Giá thành sản phẩm sấy bằng lò cải tiến giảm 1000 đồng/kg sản phẩm khô sấy bằng lò sấy trực tiếp.
6.2. Tiếp thu quy trình chiên hành.
- Sơ đồ quy trình chiên hành như sau:
Hành củ tươi bóc vỏ, làm sạch ð Thái lát ð Ly tâm tách nước ð Trộn bột Chiên trong nhiệt độ 180 - 2000C ð Vớt ra ð Ly tâm tách dầu ð Đóng gói.
- Kết quả áp dụng quy trình:
Theo quy trình trên đã chiên thử 3 mẻ với khối lượng 300 kg hành thái lát, thu được 85 kg sản phẩm chiên. Chất lượng sản phẩm đảm bảo độ dòn, màu sắc vàng đều. Giá thành là 10.000 đồng/kg sản phẩm.
Sau khi chiên thử đạt chất lượng tốt, Ban chủ nhiệm dự án tiến hành áp dụng vào sản xuất kịp thời vụ thu hoạch hành trong vụ đông năm 2000. Tại cụm chế biến xã Nam Trung, huyện Nam Sách đã chế biến được 210 tấn hành tươi, thu 60 tấn sản phẩm chiên. Doanh thu đạt 630 triệu đồng, lợi nhuận đạt 30 triệu đồng.
Năm 2001 bằng công nghệ chiên đã được chuyển giao năm 2000, các hộ sản xuất đã chế biến 700 tấn củ hành tươi bóc sạch, thu 150 tấn hành chiên. Giá thành sản phẩm năm 2001 là 12.000 đồng/1 kg sản phẩm.
Kết quả thực hiện mô hình là căn cứ khoa học, thuyết phục nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng công nghệ mới chế biến hành, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.