Khảo nghiệm một số giống lúa

ĐỀ TÀI KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG LÚA DO VIỆN CÂY LƯƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM CHỌN TẠO, TRONG VỤ XUÂN VÀ VỤ MÙA NĂM 2005  

Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Xuân Hách, Trưởng phòng nghiệp vụ, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học Hải Dương.

Cơ quan chủ trì và thực hiện: Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học Hải Dương.

Thời gian thực hiện: Năm 2005.

Đề tài được tổng kết khi kết thúc.

I. MỤC TIÊU

Khảo nghiệm các giống lúa do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo, xác định năng suất, chất lượng, khả năng thích ứng và bổ sung vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Quy mô, địa điểm.

- Quy mô: 17 giống lúa với diện tích khảo nghiệm 1000 m2/1 điểm, ở 3 điểm trong vụ xuân và vụ mùa 2005.

- Địa điểm: Các Hợp tác xã Gia Xuyên - huyện Gia Lộc, Đồng Lạc - huyện Nam Sách, Xí nghiệp Giống cây trồng Nam Sách.

- Mỗi giống khảo nghiệm với diện tích 10 m2 x 3 lần nhắc lại = 30 m2.

2. Các biện pháp kỹ thuật: thực hiện theo quy trình.

3. Kết quả thực hiện.

3.1. Vụ xuân.

- Các giống lúa có thời gian sinh trưởng (TGST) ngắn, năng suất cao, chất lượng gạo trung bình khá: N202, N203, ĐB5, ĐB6, IR50; Đối chứng: giống Q5; cấy vào trà xuân muộn.

- Các giống có (thời gian sinh trưởng) TGST ngắn đến trung bình, chất lượng gạo ngon, năng suất khá: PC5; AC5; PĐ211; P6; Đối chứng: giống Bắc thơm số 7, cấy vào trà xuân muộn.

- Các giống TGST dài, chất lượng gạo ngon, năng suất khá: P1, P290, CH207,CH208; Đối chứng: giống Xi23; cấy vào trà xuân sớm.

- Nhận xét, đánh giá:

+ Về thời gian sinh trưởng:

Trong nhóm giống dài ngày đối chứng là giống Xi23, giống có TGST dài nhất là P290 (188 ngày), đa số các giống thí nghiệm có thời gian trỗ bông tập trung, tán lá gọn hơn giống đối chứng, chiều cao cây thấp nhất là CH207 (99,5 cm), P1 (106 cm).

Trong nhóm giống TGST ngắn, chất lượng gạo khá, các giống đều có TGST 120 ngày, chiều cao cây thấp là N203 (99,5 cm).

Trong nhóm giống thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng tốt, đối chứng là Bắc thơm số 7, giống có TGST ngắn, tán lá đứng là P6, PĐ211, PC5; điều này tạo điều kiện cho việc thâm canh và hạn chế sâu bệnh hơn so với giống đối chứng.

+ Về năng suất:

Năng suất thực thu của các giống P1, CH208, CH207 đều cao hơn đối chứng, thấp nhất là giống P290: 59,6 - 62 tạ/ha.

Trong các giống có TGST ngắn, năng suất, chất lượng gạo trung bình, Q5 làm đối chứng cho thấy: Năng suất các giống đều thấp hơn so với đối chứng, song chất lượng gạo ngon hơn, do đó giá trị hàng hoá sẽ cao hơn, giống có năng suất cao nhất là N203 và như giống ĐB.

Trong các giống TGST trung bình đến ngắn, đối chứng là Xi23, các giống khảo nghiệm đều cao hơn đối chứng, cao nhất là PD211 (54,9 - 57,5 tạ/ha), sau đó PC5 (52,7 - 56,1 tạ/ha).

Về khả năng chống chịu sâu bệnh: Trong nhóm giống dài ngày, giống P1 nhiễm sâu cuốn lá cao hơn cả; bệnh khô vằn xuất hiện nhiều ở giống IR50; giống Bắc thơm số 7 và giống PC5 chống chịu bệnh đạo ôn kém nhất.

3.2. Vụ mùa.

- Thời vụ gieo cấy:

+ Đối với giống dài ngày: gieo vào 15/6, cấy khoảng 5/7/2005.

+ Đối với giống ngắn ngày: gieo vào 25/6, cấy khoảng 5/7/2005.

- Các giống khảo nghiệm như ở vụ xuân.

- Nhận xét, đánh giá:

+ Sinh trưởng và phát triển:

Trong 2 nhóm giống có TGST ngắn, giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là PC5: 95 ngày, còn các giống khác đều có TGST tương đương so với giống đối chứng. Riêng 2 giống PĐ211, P6 có TGST dài hơn 120 ngày, giống đối chứng chỉ có 107-109 ngày.

Trong nhóm dài ngày, giống có TGST dài nhất là giống P290: 126 ngày còn các giống đều tương đương so với giống đối chứng (120-122 ngày).

+ Về năng suất:

Trong nhóm giống TGST ngắn, các giống có năng suất cao hơn giống đối chứng là N203, ĐB5, ĐB6, IR50 năng suất thấp hơn giống đối chứng là N202, ĐB1.

Trong nhóm giống TGST ngắn, chất lượng gạo ngon, giống có năng suất cao hơn đối chứng là PC5, AC5; giống có chất lượng gạo tốt hơn cả là P6.

Trong nhóm giống TGST dài, giống có năng suất cao hơn đối chứng là CH208 và P1 (63,7 - 64 tạ/ha), giống năng suất thấp hơn đối chứng là P290 (61,3 tạ/ha).

+ Về khả năng chống chịu sâu bệnh:

Trong nhóm giống có TGST ngắn, chất lượng gạo khá nhìn chung khả năng chống chịu bệnh là như nhau, riêng bệnh khô vằn có 4 giống bị nặng hơn cả là Q5, ĐB5, ĐB6 và IR50.

Trong nhóm giống có TGST ngắn, chất lượng gạo tốt, giống đối chứng là giống nhiễm bệnh nặng nhất, còn các giống khác khả năng chống chịu tốt hơn giống đối chứng. Trong nhóm giống có TGST dài, các giống đều có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn giống đối chứng, riêng giống CH207 khả năng bị sâu đục thân nặng hơn cả.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Sau khi nghiệm thu đề tài, các giống ĐB5, ĐB1, P1 được áp dụng mở rộng trong sản xuất tại các huyện Nam Sách, Gia Lộc, Ninh Giang, Kim Thành, Tứ Kỳ; diện tích các giống được nông dân sản xuất vụ xuân và vụ mùa năm 2006 là 105 ha.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây