Kết quả bước đầu xây dựng mô hình nuôi bò lai hướng thịt chất lượng cao tại Hải Dương

Tỉnh Hải Dương có hơn 1.000 ha đất bãi bồi ven sông, thuận lợi cho việc làm bãi chăn thả trâu bò. Uớc tính đến hết tháng 3/2014, tổng đàn bò của tỉnh Hải Dương có trên 20,4 nghìn con, trong đó đàn bò lai có trên 16,9 nghìn con, chiếm 82,8%. Tổng sản lượng thịt bò sản xuất vẫn còn thiếu so với nhu cầu của thị trường ngày càng tăng cao, trong khi số lượng đàn bò giảm đi, đặt ra yêu cầu cải thiện và nâng cao chất lượng con giống nhằm tăng sản lượng thịt bò.
Kết quả bước đầu xây dựng mô hình nuôi bò lai hướng thịt chất lượng cao tại Hải Dương
Để xác định được công thức lai bò hướng thịt và xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt phù hợp với điều kiện tỉnh Hải Dương, Trung tâm Tư vấn, bồi dưỡng và phát triển KHCN tỉnh Hải Dương đã đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt triển khai đề tài “Xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt chất lượng cao phù hợp với điều kiện tỉnh Hải Dương”Đề tài được thực hiện trong thời gian 2 năm 2015 – 2016.
Năm 2015, ban chủ nhiệm đề tài tiến hành xây dựng mô hình sản xuất bê lai thương phẩm từ bò đực giống Brahman và Droughmaster với bò cái lai, với số lượng 150 bò cái lai tại 70 hộ chăn nuôi bò cái sinh sản tại các huyện Nam Sách, Tứ Kỳ và thị xã Chí Linh. Brahmanlà giống bò lớn con, ngoại hình đẹp, thân dài, lưng thẳng, tai to, u, yếm phát triển.Trọng lượng bê sơ sinh từ 20 – 30 kg, bò đực trưởng  thành có trọng lương 700 - 1000 kg, bò cái trưởng thành có trọng lượng: 450 - 600 kg. Giống bò Brahaman động đực lần đầu ở 15 -18 tháng tuổi, mắn đẻ, dễ đẻ, lành tính, nuôi con giỏi. Đặc biệt, đây là giống bò có thể lực tốt, thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới, khô hạn. Khả năng sinh sản, sản xuất vẫn duy trì ở nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt cũng như vùng đồng cỏ khô hạn khi mà các giống bò khác bị giảm năng suất.
Giống bò Drought Master  được tạo ra ở vùng bắc Queensland (Úc) trên cơ sở lai tạo giữa bò đực Brahman (Mỹ) với giống bò cái nhóm Bos taurus của Anh (chủ yếu là bò Shorthorn). Bò có màu đỏ, có hoặc không có sừng, yếm thõng sâu, hàm khỏe, lỗ mũi rộng, lông bóng mượt, ngắn, da mềm và đàn hồi. Chân dài vừa phải, mắt sâu, u cao vừa phải, mình dài, mông tròn nhiều thịt và mập. Con đực trưởng thành có thể đạt tới khối lượng 900 - 1000 kg, con cái 650-700 kg. Bò thích nghi tốt ở vùng nhiệt đới vì chúng có khả năng thải mồ hôi tốt qua da. Bò cái thành thục sớm, nuôi tốt bò cái tơ có thể cho phối giống lúc 15-18 tháng tuổi. mắn đẻ, dễ đẻ, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đẻ mỗi năm một lứa. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt tại Úc, bò cai sữa lúc 6,5 tháng tuổi đạt khối lượng trung bình 260 kg ở con đực và 190 kg ở con cái. Bò có khả năng gặm cỏ trong điều kiện bãi chăn thả thiếu cỏ và nước uống vào mùa khô. Khả năng kháng ve cao hơn so với các giống bò ôn đới.
Quá trình theo dõi cho thấy tất cả các bò cái lai sau khi được phối với tinh của bò đực Brahman và Droughmaster tỷ lệ phối có chửa đều đạt 100%. Như vậy bước đầu đánh giá khả năng thụ thai của bò cái lai với tinh dịch của bò đựcBrahman Droughmasternuôi tại các hộ tham gia xây dựng mô hình đều đạt tỷ lệ thụ thai cao. Các chỉ tiêu sinh sản của bò cái lai ở các công thức đều đạt theo tiêu chuẩn Việt Nam và đảm bảo chỉ tiêu của phẩm giống, trong đó tỷ lệ sơ sinh sống đạt 100%, trọng lượng bê sơ sinh trung bình từ 27,5 - 30 kg/con.
Toàn bộ số lượng bê con gồm 62 con được tạo ra từ các công thức lai được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình của Trung tâm Gia súc lớn Trung ương. Kết quả theo dõi cho thấy toàn bộ số bê lai theo dõi đều đảm bảo khỏe mạnh và sinh trưởng phát triển tốt. Bà Nguyễn Thị Tỉnh, thôn An Đoài Đông, xã An Bình, huyện Nam Sách cho biết: Gia đình bà nuôi giống bò mới có một số ưu điểm đó là bò nái sinh sản dễ, nhanh, bê con sinh ra khỏe mạnh, phàm ăn, dễ nuôi và tăng trưởng rất nhanh.
Ban chủ nhiệm đề tài và các cán bộ chăn nuôi thú y các địa phương, các hộ nông dân tham gia mô hình sẽ tiếp tục theo dõi mô hình để đánh giá khả năng sinh sản và khả năng thích ứng của đàn con lai thương phẩm được tạo ra từ bò cái lai được phối với tinh bò đực giống Brahman và Droughmaste. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc đàn bò lai sinh sản, bê lai thương phẩm để áp dụng vào điều kiện chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Nguyễn Thị Ánh
 

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập227
  • Hôm nay45,380
  • Tháng hiện tại1,124,231
  • Tổng lượt truy cập3,829,435
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây