Kết quả bước đầu mô hình nuôi lợn thịt chất lượng cao

Hải Dương gồm 2 vùng chính: đồi núi và trung du chiếm 11% và đồng bằng chiếm 89% diện tích. Vùng đồi núi và trung du gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn - vùng có diện tích đồi núi thấp, rộng phù hợp cho việc trồng cây lâu năm, trồng màu, trồng cỏ,...
Đây chính là vùng có lợi thế lớn về địa lý để phát triển chăn nuôi lợn chất lượng cao và an toàn.Sử dụng các giống nội có thể tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng (lợn rừng,  lợn Bản, lợn,… ) có giá trị cao nhưng năng suất khá thấp nên người chăn nuôi không thể làm giàu từ chăn nuôi các giống lợn nội. Năm 2015, Công ty Trác nhiệm hữu hạn Một thành viên Giống gia súc Hải Dương (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương) đã đề xuất và được Ủy ban nhân tỉnh Hải Dương cho phép thực hiện đề tài Xây dựng và phát triển mô hình nuôi lợn thịt chất lượng cao từ các tổ hợp lai giữa nái F1 (Yorkshire × Móng Cái), F1 (Yorkshire × Meishan) với đực PiDu 25 và PiDu 50 trên địa bàn tỉnh Hải Dương để nâng cao năng suất, tạo ra dòng sản phẩm chất lượng cao, cạnh tranh và phù hợp với người tiêu dùng. Đề tài được thực hiện tại 2 địa điểm là phường  Văn An (thị xã Chí Linh) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Giống gia súc Hải Dương từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2016. Nhằm tìm ra tổ hợp lai, phương thức chăn nuôi và chế độ dinh dưỡng dựa chủ yếu vào các nguyên liệu thức ăn sẵn có ở địa phương để tạo ra dòng sản phẩm chất lượng cao, cạnh tranh và phù hợp với người tiêu dùng.
Trung tâm Nghiên cứu liên ngành phát triển nông thôn (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã chuyển giao công nghệ để ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành nghiên cứu thí nghiệm tại công ty TNHH MTV Giống gia súc Hải Dương nhằm đánh giá chính xác về năng suất và chất lượng thịt cũng như hiệu quả kinh tế của các tổ hợp lai, vừa tiến hành triển khai các mô hình trong các nông hộ tạiphường Văn An (thị xã Chí Linh)để đánh giá khả năng phát triển trong thực tiễn sản xuất các tổ hợp lợn lai mới.Ngoài ra, xây dựng kênh ngành hàng sản phẩm của các tổ hợp lợn lai cũng được quan tâm.Đề khảo sát 60 gia trại, nông hộ chăn nuôi lợn tại huyện phường Văn An (thị xã Chí Linh).Lựa chọn được 6 hộ tham gia thực hiện, đây là nông hộ đạt được các tiêu chí, đảm bảo yêu cầu của đề tài. Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung. Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong nước trong nhưng năm qua đang chậm lại nhưng sản lượng thịt lợn sản xuất vẫn tăng hàng năm.Lượng thịt lợn sản xuất ngày càng ‘‘dư thừa’’ dẫn đến giá thịt lợn có thời điểm thấp hơn giá thành sản xuất làm cho nhiều trang trại và nông hộ chăn nuôi lợn nhiều thời điểm bị thua lỗ trong một vài năm gần đây. Để tháo gỡ những khó khăn trên, việc tái cơ cấu ngành chăn nuôi lợn dựa vào nhu cầu thị trường, trong đó, việc phải tạo ra dòng sản phẩm thịt lợn có chất lượng, nhằm kích thích người tiêu dùng, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn thức ăn hỗn hợp, giảm chi phí sản xuất là hết sức cần thiết.
Kết quả bước đầu cho thấy, sử dụng lợn nái lai F1(YMC), F1(YMS) phối với đực giống PiDu 25 và PiDu 50để tạo ra các công thức lai bốn giống có tác dụng nâng cao số con đẻ ra, số con cai sữa, khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa lợn con. Các chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái lai F1 (YMS)đạt ở mức cao so với nái lai F1 (YMC) phối giống với đực PiDu 25 và PiDu 50. Con lai (Pidu 25 x YMS) và (Pidu 50 x YMC) có khả năng sinh trưởng tương đối tốt. Tăng khối lượng sau 2 tháng đầu nuôi thịt đều ở mức cao (622,67 đến 665 gram/ngày). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 3,07 đến 3,25 kg. Tuy nhiên, khi tăng lượng thức ăn thô xanh (thân cây chuối) trong khẩu phần thì năng suất sinh trưởng của con lai (Pidu50 x YMC)cao hơn so với con lai (Pidu 25 x YMS).Ban chủ nhiệm đề tài tiếp tục theo dõi đánh giá năng suất sinh sản của nái F1 (YMC), F1 (YMS) phối với đực PiDu 25 và PiDu 50 nhằm đánh giá toàn diện và chính xác hơn về năng suất sinh sản của các tổ hợp lai.
Năm 2016, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Giống gia súc Hải Dương tiếp tục đánh giá năng suất sinh trưởng của con lai (Pidu 50 x YMS) và (Pidu 25 x YMC). Tiếp tục đánh giá năng suất và chất lượng thịt của lợn lai thương phẩm được tạo ra từ các tổ hợp lai trên. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình. Xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi lợnphù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Hải Dương.
Hải Ninh
 
 
 
 
 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây