Mô hình quản lý thuốc bảo vệ thực vật đã nâng cao nhận thực của người dân. Trong trồng trọt, dịch hại luôn là yếu tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với năng suất cũng như chất lượng nông sản. Hiện nay, hệ số quay vòng đất ngày càng tăng (trước đây chỉ có 1 - 2 vụ/năm thì nay lên tới 5-6 vụ/năm. Từ năm 2000 trở về trước chỉ có khoảng 96 loại dịch hại, nay đã có tới 226 loại, tăng gấp 3 lần. Vì vậy, lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng cũng ngày một tăng theo; trình độ hiểu biết của nông dân có hạn đã dẫn đến việc quản lý thuốc BVTV còn rất nhiều bất cập. Năm 2012 Chi cục BVTV đã xây dựng mô hình "Quản lý thuốc BVTV" nhằm hạn chế những tác hại do thuốc BVTV gây ra đối với sức khỏe con nguời, môi trường sinh thái và xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững.
Mô hình được triển khai thực hiện tại thôn An Thuỷ, xã Hiến Thành, huyện Kinh Môn (Hải Dương). Trên diện tích là 5 ha (tương ứng khoảng 95 hộ nông dân) trên cây trồng chủ yếu là cây hành lá (cây, mủa) trong thời gian 1 vụ rau ( 2 - 3 tháng). Đây là vùng chuyên canh rau, có hệ số sử dụng đất cao, trung bình khoảng 5 vụ/năm; lượng thuốc BVTV được sử dụng ở đây cũng nhiều hơn so với các vùng khác. Nhằm giúp chính quyền địa phương hiểu rõ thẩm quyền và trách nhiệm của trong việc quản lý thuốc BVTV tại địa bàn; nâng cao ý thức, trách nhiệm của nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV và việc thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV. Năm 2012, ngoài tổ chức hội nghị tuyên truyền cấp xã, cấp thôn ở hai địa phương có mô hình Chi cục còn mở 6 hội nghị tại 6 xã vùng rau, quả trong tỉnh, gồm xã Đức Chính (Cẩm Giàng); xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ); xã Đồng Gia (Kim Thành); xã Phạm Kha (Thanh Miện); xã Liên Mạc (Thanh Hà); xã Thượng Đạt (TP.Hải Dương) với gần 1.000 lượt người tham gia, bao gồm chính quyền (thôn, xã), các ban ngành đoàn thể, các đại lý kinh doanh thuốc BVTV và các nông dân tiêu biểu trong xã, trong thôn, trong mô hình. Ngoài ra Chi cục còn tuyên truyền qua phương tiện loa truyền thanh xã, thôn; phát tờ rơi hướng dẫn hàng tuần; làm palô-áp phích; qua trực tiếp trao đổi với nông dân trên đồng ruộng...Ngoài ra, định kỳ hàng tuần Ban chỉ đạo của xã kết hợp cùng Chi cục để triển khai thực hiện các nội dung công việc cụ thể hàng tuần như họp nông dân trao đổi thảo luận, kiểm tra việc sử dụng thuốc, tư vấn việc hỗn hợp thuốc và tư vấn việc lựa chọn các thuốc chất lượng, an toàn, hiệu quả, kiểm tra việc bán thuốc của các đại lý trong thôn, hướng dẫn nông dân xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV trở thành rác thải thông thường, cùng nông dân điều tra dịch hại trên đồng ruộng để đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả, hướng dẫn, phát động nông dân thu gom vỏ bao bì về đúng nơi quy định đảm bảo vệ sinh môi trường.
Qua 3 tháng thực hiện mô hình lượng thuốc phun, số lần phun cũng như tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc độc cao đã giảm. Số thuốc hỗn hợp ít đi từ 3-4 loại/bình xuống còn 2 -3 loại/bình; lượng thuốc giảm từ 1,1kg/ha/lần phun xuống còn 0,95kg; Số lần phun giảm từ 7 lần xuống còn 5 lần; tỷ lệ sử dụng thuốc độ độc cao giảm từ 30% xuống 15%; vỏ bao bì đã được tráng rửa và vứt bỏ về đúng bể chứa; nhiều nông dân đã có ý thức nhắc nhở hướng dẫn các hộ nông dân khác ngoài mô hình thực hiện theo. Qua đó đã giảm chi phí được gần 10 triệu đồng/ha/năm.
Mô hình quản lý thuốc BVTV là một mô hình hết sức có ý nghĩa bởi thông qua mô hình, người buôn bán đã có ý thức trách nhiệm hơn trong việc kê đơn bán thuốc, đặc biệt là nông dân đã có ý thức trong việc sử dụng và thu gom vỏ bao bì. Qua việc thực hiện mô hình lượng thuốc BVTV và số lần phun mà người nông dân sử dụng đã giảm đi so với bên ngoài mô hình, vỏ bao bì cũng đã được thu gom sạch sẽ về nơi quy định. Mô hình đã góp phần hạn chế tối đa những tác hại do thuốc BVTV gây ra và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng trong việc quản lý buôn bán, sử dụng và thu gom vỏ bao bì.
Qua 3 tháng thực hiện mô hình lượng thuốc phun, số lần phun cũng như tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc độc cao đã giảm. Số thuốc hỗn hợp ít đi từ 3-4 loại/bình xuống còn 2 -3 loại/bình; lượng thuốc giảm từ 1,1kg/ha/lần phun xuống còn 0,95kg; Số lần phun giảm từ 7 lần xuống còn 5 lần; tỷ lệ sử dụng thuốc độ độc cao giảm từ 30% xuống 15%; vỏ bao bì đã được tráng rửa và vứt bỏ về đúng bể chứa; nhiều nông dân đã có ý thức nhắc nhở hướng dẫn các hộ nông dân khác ngoài mô hình thực hiện theo. Qua đó đã giảm chi phí được gần 10 triệu đồng/ha/năm.
Mô hình quản lý thuốc BVTV là một mô hình hết sức có ý nghĩa bởi thông qua mô hình, người buôn bán đã có ý thức trách nhiệm hơn trong việc kê đơn bán thuốc, đặc biệt là nông dân đã có ý thức trong việc sử dụng và thu gom vỏ bao bì. Qua việc thực hiện mô hình lượng thuốc BVTV và số lần phun mà người nông dân sử dụng đã giảm đi so với bên ngoài mô hình, vỏ bao bì cũng đã được thu gom sạch sẽ về nơi quy định. Mô hình đã góp phần hạn chế tối đa những tác hại do thuốc BVTV gây ra và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng trong việc quản lý buôn bán, sử dụng và thu gom vỏ bao bì.
Phạm Ninh Hải
Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương
Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương