Xử lý rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch trên địa bàn tỉnh Hải Dương cần được nhân rộng.

Kiểm tra tiến độ thực hiện xử lý rơm, rạ vụ mùa năm 2011 tại thành phố Hải Dương.Ảnh: Anh Nguyên Thực hiện quyết định số 1597/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt "Kế hoạch khung tổ chức xử lý rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ bằng chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015".
Xử lý rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch trên địa bàn tỉnh Hải Dương cần được nhân rộng.
Năm 2011, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học Hải Dương - đơn vị thực hiện đề tài đã phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Hà Nội (là đơn vị hỗ trợ công nghệ) cùng 12 huyện, thành phố, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn (là các đơn vị phối hợp thực hiện) tham gia mô hình tổ chức xử lý rơm, rạ sau thu hoạch.
Theo ông Nguyễn Cao Đam, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng TBKH : năm 2011, đã có 124 xã, phường, thị trấn tham gia thực hiện Kế hoạch xử lý rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch, trong đó vụ xuân có 63 xã tham gia, vụ mùa có thêm 61 xã tham gia; chiếm 46,8% tổng số xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh, so với kế hoạch đã vượt 13,7% (kế hoạch năm 2011 thực hiện ở 109 xã, phường, thị trấn).Tổng lượng rơm, rạ đã xử lý trong năm 2011 được 43.844,0 tấn, đạt 46,9% so với kế hoạch và đạt 12,2% so với tổng lượng rơm, rạ dư thừa của toàn tỉnh (một năm lượng rơm, rạ dư thùa trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 360.000,0 tấn). Vụ xuân xử lý được 9.294,0 tấn, vụ mùa xử lý được 34.550,0 tấn. Địa phương xử lý nhiều nhất trong năm 2011 là huyện Thanh Hà đạt 7.080,0 tấn rơm rạ, tiếp đến là huyện Thanh Miện xử lý được 6.600,0 tấn; huyện Bình Giang là 5.680,0 tấn; huyện Tứ Kỳ lag 5.591,0 tấn; huyện xử lý được ít nhất là huyện Kim Thành chỉ đạt 481,0 tấn rơm rạ.
Tổng lượng chế phẩm sinh học xử lý rơm, rạ Fito-Biomix-RR đã  sỬ ỤNG cho 12 huyện, thị xã, thành phố trong vụ xuân là 1.858,8 kg chế phẩm. Vụ mùa, tổng lượng chế phẩm sinh học xử lý rơm, rạ Fito-Biomix-RR đã sử dụng 6.910,0 kg chế phẩm.
Ông Nguyễn Đức Chiến, Phó chủ tịch UBND xã Thanh An, huyện Thanh Hà cho biết: xã Thanh An có diện tích đất trồng lúa 110 ha, 1 năm cấy 2 vụ lúa nên nguồn rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch là rất lớn. Nhờ được phổ biến kỹ thuật ủ rơm, rạ làm phân bón nên sau vụ thu hoạch nhiều hộ gia đình trong xã đã không đốt rơm rạ ngoài đường, việc sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ  không gây thoái hóa đất.
Tiến sĩ Hà Bạch Đằng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá mô hình tổ chức xử lý rơm, rạ sau thu hoạch đã đáp ứng được nhiều mục tiêu đề ra của tỉnh. Đó là nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc đốt hoặc xả bừa bãi rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch ra đường giao thông, các công trình thủy lợi; hướng dẫn các cán bộ và nhân dân sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng độ phì nhiêu của đất.

Hòa Thuận

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây