Mô hình trồng hành theo quy trình Vietgap tại xã Thăng Long, huyện Kinh Môn. Ảnh Ngọc Quỳnh Hải Dương là một trong những tỉnh có diện tích trồng hành lớn của nước ta, các huyện có diện tích trồng hành lớn: huyện Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn và Thanh Hà.
Nhằm xây dựng mô hình nông dân nhỏ liên kết sản xuất hành theo hướng VietGAP, Kỹ sư Dư Văn Châu - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp đã triển khai thực hiện nghiên cứu tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ hành hàng hóa chất lượng cao theo hướng VietGAP tại Hải Dương".
Sau 2 năm thực hiện 2010 – 2012, kỹ sư Dư Văn Châu cùng các cộng sự đã xây dựng được 2 nhóm hộ sản xuất hành theo hướng VietGap tại xã Nam Trung (Nam Sách) với 54 hộ (3,7 ha) và xã Thăng Long (Kinh Môn) với 52 hộ ( 4,75 ha). Nông dân đã được tập huấn VietGap, IPM trên cây hành, được phổ biến quy trình trồng hành sạch. Các hộ đã vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng, thu gom tất cả bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật vào nơi quy định; không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép, phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách và đúng lúc).
Mặc dù thời tiết năm 2011 không thuận lợi cho cây hành nhưng năng suất hành vẫn đạt khoảng 500 kg/sào. Trừ chi phí, mỗi sào cho thu khoảng 5 triệu đồng cao hơn sản xuất theo phuơng pháp cũ ở địa phương từ 1 – 1,5 triệu đồng/sào. Sản xuất hành theo hướng VietGAP góp phần làm tăng năng suất, ổn định chất lượng, an toàn sản phẩm và thu nhập của các hộ tham gia tại các huyện Nam Sách và Kinh Môn.
Với kết quả đạt được, đề tài được Hội đồng nghiệm thu của tỉnh đánh giá xếp loại: Khá.
Sau 2 năm thực hiện 2010 – 2012, kỹ sư Dư Văn Châu cùng các cộng sự đã xây dựng được 2 nhóm hộ sản xuất hành theo hướng VietGap tại xã Nam Trung (Nam Sách) với 54 hộ (3,7 ha) và xã Thăng Long (Kinh Môn) với 52 hộ ( 4,75 ha). Nông dân đã được tập huấn VietGap, IPM trên cây hành, được phổ biến quy trình trồng hành sạch. Các hộ đã vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng, thu gom tất cả bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật vào nơi quy định; không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép, phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách và đúng lúc).
Mặc dù thời tiết năm 2011 không thuận lợi cho cây hành nhưng năng suất hành vẫn đạt khoảng 500 kg/sào. Trừ chi phí, mỗi sào cho thu khoảng 5 triệu đồng cao hơn sản xuất theo phuơng pháp cũ ở địa phương từ 1 – 1,5 triệu đồng/sào. Sản xuất hành theo hướng VietGAP góp phần làm tăng năng suất, ổn định chất lượng, an toàn sản phẩm và thu nhập của các hộ tham gia tại các huyện Nam Sách và Kinh Môn.
Với kết quả đạt được, đề tài được Hội đồng nghiệm thu của tỉnh đánh giá xếp loại: Khá.
Hải Ninh