Lúa hàng hóa góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Ảnh Hồng Thủy Hải Dương diện tích trồng lúa năm 2011 đạt 126.673ha, trong đó vụ Đông xuân là 63.644ha, vụ Mùa là 63.029 ha. Năng suất lúa bình quân 1vụ trong năm đạt 61,65 tạ/ha/vụ tăng 1,2 tạ/ha so với năm 2010, diện tích cấy lúa giảm 810ha tuy nhiên sản lượng thóc tăng 23.107 tấn so với năm 2010 (năm 2011 là năm có năng suất cao nhất từ trước đến nay), năm 2011 diện tích lúa lai và lúa chất lượng đã tăng lên rõ rệt đạt 51%. Hiện nay các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng đã chiếm một vị trí đáng kể trong cơ cấu giống lúa hiện nay của tỉnh Hải Dương, đã và đang góp phần tăng năng suất và sản lượng lúa của tỉnh ta trong những năm gần đây.
Nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng lúa góp phần nâng cao giá trị sản xuất lúa hàng hóa tại một số xã nông thôn mới, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học Hải Dương đã triển khai dự án: "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển sản xuất lúa hàng hóa góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương" thuộc chương trình: "Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2015".
Trung tâm đã đưa một số giống vào sản xuất nhân rộng tại các xã Hồng Thái (Ninh Giang), An Lâm (Nam Sách), Minh Đức (Tứ Kỳ), Hoàng Diệu (Gia Lộc), Cổ Dũng (Kim Thành) với tổng diện tích 71,3ha. Đây là những địa phương tích cực hưởng ứng và thực hiện chủ trương, phong trào xây dựng nông thôn, nông thôn mới sớm so với nhiều xã khác trong huyện, tỉnh đồng thời thường xuyên mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất trong nông nghiệp như các giống cây, con mới hay các sản phẩm khoa học (máy sạ lúa theo hàng) Trung tâm đã triển khai các mô hình lúa lai Bio 404; Hương Ưu 3068; mô hình lúa thuần Giống lúa T10; Giống Nàng xuân và mô hình Giống lúa nếp Quýt
Qua một năm thực hiện kết quả mô hình lúa lai cho thấy tỷ lệ nảy mầm của giống lúa lai cao đều đạt 97-98%; Chiều cao cây ở các giống lúa lai trung bình từ 105- 111cm tương đương nhau. Giống lúa lai Bio 404, Hương ưu 3068 khả năng đẻ nhánh khỏe, đẻ nhánh tập trung, tương đương với giống lúa lai Thục hưng 6 (Đối chứng) đạt số dảnh trung bình/khóm là 7,3 dảnh/khóm). Thời gian sinh trưởng của giống lúa lai ngắn ngày từ 130-132 ngày tương đương với đối chứng. Giống lúa lai có khả năng chống chịu khá với một số sâu bệnh hại chính như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn. Các giống lúa lai đều nhiễm nhẹ với bệnh đạo ôn, bị sâu cuốn lá gây hại ở điểm 1-2 tại các xã Minh Đức, Hồng Thái. Tại xã An Lâm sâu cuốn lá gây hại nhẹ hơn ở cả giống Hương Ưu 3068 và đối chứng Thục Hưng 6. Sâu đục thân gây hại ở hai giống như nhau bị. Với giống lúa lai Hương ưu 3068 cây cứng, thân mập khả năng chống đổ tốt hơn giống đối chứng Thục Hưng 6 và Bio 404. Qua kết quả cho thấy năng suất thực thu của giống lúa lai Bi0404 cao đạt 80,22 tạ/ha (tương 2,87tạ/sào) tương đương với giống lúa Thục Hưng 6 tuy nhiên theo đánh giá cảm quan, nếm thử mô hình sản xuất với giống lúa lai Bio404 chất lượng gạo ăn ngon, thơm dẻo hơn giống lúa Thục Hưng 6 (đối chứng). Năng suất thực thu của giống lúa lai Hương Ưu 3068 cao đạt 82,90 tạ/ha (tương đương 2,96 tạ/sào) cao hơn giống lúa Bio 404 và Thục Hưng 6 mặt khác theo đánh giá cảm quan, nếm thử mô hình sản xuất với giống lúa lai Hương Ưu 3068 chất lượng gạo ăn ngon, thơm dẻo hơn giống lúa Thục Hưng 6 (đối chứng). Hiệu quả kinh tế mô hình gieo cấy giống lúa lai Hương Ưu 3068 đạt hiệu quả kinh tế cao nhất 27.205.000đồng/ha. Mặc dù chất lượng của Bio 404 có cao hơn nhưng thóc, gạo mới thị trường chưa biết đến nhiều nên giá bán là tương đương nhau nên hiệu quả mô hình giống lúa lai Thục Hưng 6 và Bio404 là tương đương nhau.
Kết quả mô hình lúa thuần cho thấy các giống lúa thuần Nàng xuân, T10 tỷ lệ nảy mầm của các giống cao đều đạt 96- 97%; đẻ nhánh khỏe, tập trung T10 đạt 5,6, Nàng Xuân đạt 5,8 dảnh/khóm hơn Bắc Thơm số 7 đạt 5,5 dảnh/khóm. Điều kiện thời tiết vụ xuân năm 2012 rét kéo dài nên thời gian sinh trưởng của giống T10 là 130- 132 ngày, riêng giống Nàng Xuân ngắn hơn là 128- 130 ngày. Tuy vậy 2 giống lúa thuần này vẫn có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với giống lúa thuần Bắc Thơm 7 là 130-135 ngày. Giống lúa thuần Nàng Xuân, T10 đẻ nhánh khỏe, tập trung T10 đạt 5,5, Nàng Xuân đạt 5,7 dảnh/khóm cao hơn so với giống lúa thuần Bắc Thơm 7(đ/c) chỉ đạt 5,5 dảnh/khóm. Các giống lúa thuần T10, Nàng Xuân, Bắc thơm 7 đều nhiễm nhẹ với bệnh đạo ôn, khô vằn, sâu đục thân trong vụ xuân và vụ mùa, trong vụ mùa giống T10 và Bắc Thơm 7 bị bệnh khô vằn gây hại nặng hơn giống Nàng Xuân. Sâu cuốn lá gây hại tại các xã trên các giống lúa trong cả hai vụ. Với giống Nàng Xuân thân mập khả năng chống đổ tốt hơn giống đối chứng Bắc thơm số 7 và T10. Các giống lúa thơm khả năng bị nhiễm rầy cao, đều bị nhiễm do có sự theo dõi, hướng dẫn, giám sát phun phòng trừ tốt nên không bị lan rộng mặt khác không ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Giống lúa thuần Nàng Xuân là giống có độ thuần cao, đẻ nhánh khoẻ, cứng cây, trỗ thoát nhanh và trỗ thoát cổ bông, có lá đòng đứng. Năng suất thực thu trung bình của giống lúa Nàng Xuân cao nhất đạt 63,07 tạ/ha ở vụ Xuân, đạt 60,19 tạ/ha ở vụ mùa (tương đương 2,27 tạ/sào trong vụ Xuân; 2,16 tạ/sào trong vụ Mùa) cao hơn giống lúa T10 và Bắc Thơm 7.
Giống lúa thuần T10 năng suất thực thu đạt 58,55 tạ/ha ở vụ xuân, đạt 54,78 ở vụ mùa, giống lúa thuần Bắc Thơm 7(đối chứng) năng suất thực thu đạt 54,80tạ/ha ở vụ xuân, đạt 52,16 ở vụ mùa. Các giống lúa thuần có gạo ngon, cơm mềm có mùi thơm, vị đậm, cơm để nguội vẫn mềm thơm ngon, đặc biệt Nàng Xuân không bị nát khi chan canh nên được người dân ưa chuộng, giá thóc bán của các giống là như nhau. Tuy nhiên các giống lúa thuần Nàng Xuân , T10 trong dự án triển khai năng suất trong vụ Xuân và vụ Mùa vẫn cao hơn giống lúa thuần Bắc Thơm số 7 nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Nàng Xuân đạt 19.300.000đồng/ha (vụ Xuân), đạt 16.409.000 đồng/ha (vụ Mùa), mô hình T10 đạt 16.626.000 đồng/ha, trong vụ mùa chỉ đạt 13.931.000 đồng/ha, Bắc Thơm số 7 hiệu quả kinh tế chỉ đạt 12.713.000đồng/ha, vụ mùa chỉ đạt 10.074.000 đồng/ha.
Nếp Quýt khả năng đẻ nhánh khỏe tương đương với giống lúa Nếp Cái Hoa Vàng đạt 5,6 dảnh/khóm, hai giống nếp này có thời gian sinh trưởng là như nhau. Khả năng chống chịu của các giống tốt, nhiễm nhẹ với bệnh khô vằn. Tuy Nếp Quýt cấy trên chân đất trũng hơn, thoát nước khi úng chậm nhung Nếp Quýt, so với Nếp Cái Hoa Vàng năng suất thực thu trong vụ mùa đạt được vẫn ngang nhau 43,99-43,30 tạ/ha (tương đương 1,554 tạ/sào) do ảnh hưởng của cơn bão số 8 nên toàn bộ diện tích 20ha Nếp Quýt tại xã Cổ Dũng huyện Kim Thành đã bị đổ hoàn toàn, ngập trong nước 1-3 ngày nên năng suất bị giảm giảm 15%. Qua theo dõi mô hình nếp Quýt và Nếp Cái Hoa Vàng ta thấy năng suất của 2 mô hình là như nhau tuy nhiên giá bán của lúa Nếp Quýt thấp hơn nếp Cái Hoa Vàng do nếp Cái Hoa Vàng đã được xây dựng thương hiệu nên được thị trường biết đến nhiều hơn do vậy hiệu quả kinh tế cao hơn đạt 30.026.000 đồng/ha cao hơn cả nếp Quýt chỉ đạt 26.524.000đồng/ha.
Để các hộ tham gia dự án thực hiện tốt quy trình kỹ thuật Ban chủ nhiệm dự án đã kết hợp với các cơ sở tổ chức tập huấn cấp phát tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho gần 550 hộ nông dân trong hai vụ xuân và vụ mùa năm 2012 tại các xã Minh Đức huyện Tứ Kỳ, xã Hồng Thái huyện Ninh Giang, xã An Lâm huyện Nam Sách, xã Cổ Dũng huyện Kim Thành, xã Hoàng Diệu huyện Gia Lộc, xã Bình Xuyên huyện Bình Giang. Kết quả qua tập huấn các hộ nông dân đã lắm vững được kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh ngoài ra còn hiểu biết thêm các tiến bộ khoa học áp dụng vào sản xuất phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nói chung.
Sau một năm thực hiện, dự án hoàn thành các mô hình sản xuất trình diễn các giống lúa với qui mô 71,3ha, mô hình có quy mô tập trung từ 3-5ha/giống/khu; mô hình nếp Quýt 10ha/khu. Với quy mô sản xuất tập trung của dự án tạo điều kiện cho việc áp dụng cơ giới hóa bước đầu trong sản xuất nông nghiệp. Dự án cũng lựa chọn được các giống lúa lai Bio 404, Hương ưu 3068, các giống lúa thuần Nàng Xuân, T10 để xây dựng các mô hình sản xuất góp phần thúc đẩy đưa các sản phẩm nông nghiệp năng suất chất lượng vào sản xuất đại trà tại một số xã nông thôn mới. Xây dựng mô hình vùng sản xuất lúa đặc sản nếp Quýt tại xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành quy mô tập trung làm tiền đề cho cơ sở xây dựng thương hiệu Nếp Quýt. Từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác ở các địa phương.
Hải Ninh
Trung tâm đã đưa một số giống vào sản xuất nhân rộng tại các xã Hồng Thái (Ninh Giang), An Lâm (Nam Sách), Minh Đức (Tứ Kỳ), Hoàng Diệu (Gia Lộc), Cổ Dũng (Kim Thành) với tổng diện tích 71,3ha. Đây là những địa phương tích cực hưởng ứng và thực hiện chủ trương, phong trào xây dựng nông thôn, nông thôn mới sớm so với nhiều xã khác trong huyện, tỉnh đồng thời thường xuyên mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất trong nông nghiệp như các giống cây, con mới hay các sản phẩm khoa học (máy sạ lúa theo hàng) Trung tâm đã triển khai các mô hình lúa lai Bio 404; Hương Ưu 3068; mô hình lúa thuần Giống lúa T10; Giống Nàng xuân và mô hình Giống lúa nếp Quýt
Qua một năm thực hiện kết quả mô hình lúa lai cho thấy tỷ lệ nảy mầm của giống lúa lai cao đều đạt 97-98%; Chiều cao cây ở các giống lúa lai trung bình từ 105- 111cm tương đương nhau. Giống lúa lai Bio 404, Hương ưu 3068 khả năng đẻ nhánh khỏe, đẻ nhánh tập trung, tương đương với giống lúa lai Thục hưng 6 (Đối chứng) đạt số dảnh trung bình/khóm là 7,3 dảnh/khóm). Thời gian sinh trưởng của giống lúa lai ngắn ngày từ 130-132 ngày tương đương với đối chứng. Giống lúa lai có khả năng chống chịu khá với một số sâu bệnh hại chính như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn. Các giống lúa lai đều nhiễm nhẹ với bệnh đạo ôn, bị sâu cuốn lá gây hại ở điểm 1-2 tại các xã Minh Đức, Hồng Thái. Tại xã An Lâm sâu cuốn lá gây hại nhẹ hơn ở cả giống Hương Ưu 3068 và đối chứng Thục Hưng 6. Sâu đục thân gây hại ở hai giống như nhau bị. Với giống lúa lai Hương ưu 3068 cây cứng, thân mập khả năng chống đổ tốt hơn giống đối chứng Thục Hưng 6 và Bio 404. Qua kết quả cho thấy năng suất thực thu của giống lúa lai Bi0404 cao đạt 80,22 tạ/ha (tương 2,87tạ/sào) tương đương với giống lúa Thục Hưng 6 tuy nhiên theo đánh giá cảm quan, nếm thử mô hình sản xuất với giống lúa lai Bio404 chất lượng gạo ăn ngon, thơm dẻo hơn giống lúa Thục Hưng 6 (đối chứng). Năng suất thực thu của giống lúa lai Hương Ưu 3068 cao đạt 82,90 tạ/ha (tương đương 2,96 tạ/sào) cao hơn giống lúa Bio 404 và Thục Hưng 6 mặt khác theo đánh giá cảm quan, nếm thử mô hình sản xuất với giống lúa lai Hương Ưu 3068 chất lượng gạo ăn ngon, thơm dẻo hơn giống lúa Thục Hưng 6 (đối chứng). Hiệu quả kinh tế mô hình gieo cấy giống lúa lai Hương Ưu 3068 đạt hiệu quả kinh tế cao nhất 27.205.000đồng/ha. Mặc dù chất lượng của Bio 404 có cao hơn nhưng thóc, gạo mới thị trường chưa biết đến nhiều nên giá bán là tương đương nhau nên hiệu quả mô hình giống lúa lai Thục Hưng 6 và Bio404 là tương đương nhau.
Kết quả mô hình lúa thuần cho thấy các giống lúa thuần Nàng xuân, T10 tỷ lệ nảy mầm của các giống cao đều đạt 96- 97%; đẻ nhánh khỏe, tập trung T10 đạt 5,6, Nàng Xuân đạt 5,8 dảnh/khóm hơn Bắc Thơm số 7 đạt 5,5 dảnh/khóm. Điều kiện thời tiết vụ xuân năm 2012 rét kéo dài nên thời gian sinh trưởng của giống T10 là 130- 132 ngày, riêng giống Nàng Xuân ngắn hơn là 128- 130 ngày. Tuy vậy 2 giống lúa thuần này vẫn có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với giống lúa thuần Bắc Thơm 7 là 130-135 ngày. Giống lúa thuần Nàng Xuân, T10 đẻ nhánh khỏe, tập trung T10 đạt 5,5, Nàng Xuân đạt 5,7 dảnh/khóm cao hơn so với giống lúa thuần Bắc Thơm 7(đ/c) chỉ đạt 5,5 dảnh/khóm. Các giống lúa thuần T10, Nàng Xuân, Bắc thơm 7 đều nhiễm nhẹ với bệnh đạo ôn, khô vằn, sâu đục thân trong vụ xuân và vụ mùa, trong vụ mùa giống T10 và Bắc Thơm 7 bị bệnh khô vằn gây hại nặng hơn giống Nàng Xuân. Sâu cuốn lá gây hại tại các xã trên các giống lúa trong cả hai vụ. Với giống Nàng Xuân thân mập khả năng chống đổ tốt hơn giống đối chứng Bắc thơm số 7 và T10. Các giống lúa thơm khả năng bị nhiễm rầy cao, đều bị nhiễm do có sự theo dõi, hướng dẫn, giám sát phun phòng trừ tốt nên không bị lan rộng mặt khác không ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Giống lúa thuần Nàng Xuân là giống có độ thuần cao, đẻ nhánh khoẻ, cứng cây, trỗ thoát nhanh và trỗ thoát cổ bông, có lá đòng đứng. Năng suất thực thu trung bình của giống lúa Nàng Xuân cao nhất đạt 63,07 tạ/ha ở vụ Xuân, đạt 60,19 tạ/ha ở vụ mùa (tương đương 2,27 tạ/sào trong vụ Xuân; 2,16 tạ/sào trong vụ Mùa) cao hơn giống lúa T10 và Bắc Thơm 7.
Giống lúa thuần T10 năng suất thực thu đạt 58,55 tạ/ha ở vụ xuân, đạt 54,78 ở vụ mùa, giống lúa thuần Bắc Thơm 7(đối chứng) năng suất thực thu đạt 54,80tạ/ha ở vụ xuân, đạt 52,16 ở vụ mùa. Các giống lúa thuần có gạo ngon, cơm mềm có mùi thơm, vị đậm, cơm để nguội vẫn mềm thơm ngon, đặc biệt Nàng Xuân không bị nát khi chan canh nên được người dân ưa chuộng, giá thóc bán của các giống là như nhau. Tuy nhiên các giống lúa thuần Nàng Xuân , T10 trong dự án triển khai năng suất trong vụ Xuân và vụ Mùa vẫn cao hơn giống lúa thuần Bắc Thơm số 7 nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Nàng Xuân đạt 19.300.000đồng/ha (vụ Xuân), đạt 16.409.000 đồng/ha (vụ Mùa), mô hình T10 đạt 16.626.000 đồng/ha, trong vụ mùa chỉ đạt 13.931.000 đồng/ha, Bắc Thơm số 7 hiệu quả kinh tế chỉ đạt 12.713.000đồng/ha, vụ mùa chỉ đạt 10.074.000 đồng/ha.
Nếp Quýt khả năng đẻ nhánh khỏe tương đương với giống lúa Nếp Cái Hoa Vàng đạt 5,6 dảnh/khóm, hai giống nếp này có thời gian sinh trưởng là như nhau. Khả năng chống chịu của các giống tốt, nhiễm nhẹ với bệnh khô vằn. Tuy Nếp Quýt cấy trên chân đất trũng hơn, thoát nước khi úng chậm nhung Nếp Quýt, so với Nếp Cái Hoa Vàng năng suất thực thu trong vụ mùa đạt được vẫn ngang nhau 43,99-43,30 tạ/ha (tương đương 1,554 tạ/sào) do ảnh hưởng của cơn bão số 8 nên toàn bộ diện tích 20ha Nếp Quýt tại xã Cổ Dũng huyện Kim Thành đã bị đổ hoàn toàn, ngập trong nước 1-3 ngày nên năng suất bị giảm giảm 15%. Qua theo dõi mô hình nếp Quýt và Nếp Cái Hoa Vàng ta thấy năng suất của 2 mô hình là như nhau tuy nhiên giá bán của lúa Nếp Quýt thấp hơn nếp Cái Hoa Vàng do nếp Cái Hoa Vàng đã được xây dựng thương hiệu nên được thị trường biết đến nhiều hơn do vậy hiệu quả kinh tế cao hơn đạt 30.026.000 đồng/ha cao hơn cả nếp Quýt chỉ đạt 26.524.000đồng/ha.
Để các hộ tham gia dự án thực hiện tốt quy trình kỹ thuật Ban chủ nhiệm dự án đã kết hợp với các cơ sở tổ chức tập huấn cấp phát tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho gần 550 hộ nông dân trong hai vụ xuân và vụ mùa năm 2012 tại các xã Minh Đức huyện Tứ Kỳ, xã Hồng Thái huyện Ninh Giang, xã An Lâm huyện Nam Sách, xã Cổ Dũng huyện Kim Thành, xã Hoàng Diệu huyện Gia Lộc, xã Bình Xuyên huyện Bình Giang. Kết quả qua tập huấn các hộ nông dân đã lắm vững được kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh ngoài ra còn hiểu biết thêm các tiến bộ khoa học áp dụng vào sản xuất phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nói chung.
Sau một năm thực hiện, dự án hoàn thành các mô hình sản xuất trình diễn các giống lúa với qui mô 71,3ha, mô hình có quy mô tập trung từ 3-5ha/giống/khu; mô hình nếp Quýt 10ha/khu. Với quy mô sản xuất tập trung của dự án tạo điều kiện cho việc áp dụng cơ giới hóa bước đầu trong sản xuất nông nghiệp. Dự án cũng lựa chọn được các giống lúa lai Bio 404, Hương ưu 3068, các giống lúa thuần Nàng Xuân, T10 để xây dựng các mô hình sản xuất góp phần thúc đẩy đưa các sản phẩm nông nghiệp năng suất chất lượng vào sản xuất đại trà tại một số xã nông thôn mới. Xây dựng mô hình vùng sản xuất lúa đặc sản nếp Quýt tại xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành quy mô tập trung làm tiền đề cho cơ sở xây dựng thương hiệu Nếp Quýt. Từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác ở các địa phương.
Hải Ninh