Ngày 19-5, huyện Thanh Hà phối hợp với Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro Hà Nội) bàn các giải pháp tiêu thụ vải thiều. Đồng chí Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự.
Vụ vải năm nay, Hapro Hà Nội cam kết sẽ mua khoảng 2.000 tấn vải thiều đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP của huyện Thanh Hà. Đơn vị sẽ triển khai 100 điểm bán buôn, bán lẻ vải thiều tại tất cả hệ thống phân phối của Hapro ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác. Trước mắt, Hapro Hà Nội sẽ giao cho Công ty CP Phân phối Hapro (là đơn vị trực thuộc) làm đầu mối trực tiếp ký kết các hợp đồng thu mua vải với nông dân Thanh Hà. Hapro Hà Nội sẽ cử một đoàn công tác thường xuyên có mặt tại Thanh Hà để kiểm soát số lượng và chất lượng quả vải nông dân cung cấp cho doanh nghiệp.
Tại các điểm bán hàng của Hapro Hà Nội, vải thiều Thanh Hà sẽ được trưng bày tại các vị trí bắt mắt, tiện lợi cho việc mua sắm của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ bán vải thiều Thanh Hà trên các trang mạng xã hội và trang thông tin điện tử của công ty.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Anh Cương ghi nhận những cố gắng của huyện Thanh Hà trong việc liên kết với Hapro Hà Nội tìm đầu ra cho vải thiều. Huyện Thanh Hà cần tạo điều kiện tốt nhất để cho doanh nghiệp thu mua vải, hướng dẫn nông dân chăm sóc quả vải VietGAP đạt chất lượng tốt nhất. Đề nghị Hapro Hà Nội thu mua vải cho nông dân với giá hợp lý, quảng bá đưa đặc sản của huyện Thanh Hà đến người dân Hà Nội và nhiều vùng khác trong nước. Ngoài quả vải Thanh Hà, thời gian tới, Hapro Hà Nội có thể nghiên cứu thu mua các loại nông sản khác như: hành, tỏi, cà rốt, rau vụ đông... cho nông dân Hải Dương.
Theo UBND huyện Thanh Hà, vụ vải năm nay toàn huyện có khoảng 60 ha vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại 4 xã Thanh Sơn, Thanh Khê, Thanh Xá và Thanh Thủy.
Tại các điểm bán hàng của Hapro Hà Nội, vải thiều Thanh Hà sẽ được trưng bày tại các vị trí bắt mắt, tiện lợi cho việc mua sắm của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ bán vải thiều Thanh Hà trên các trang mạng xã hội và trang thông tin điện tử của công ty.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Anh Cương ghi nhận những cố gắng của huyện Thanh Hà trong việc liên kết với Hapro Hà Nội tìm đầu ra cho vải thiều. Huyện Thanh Hà cần tạo điều kiện tốt nhất để cho doanh nghiệp thu mua vải, hướng dẫn nông dân chăm sóc quả vải VietGAP đạt chất lượng tốt nhất. Đề nghị Hapro Hà Nội thu mua vải cho nông dân với giá hợp lý, quảng bá đưa đặc sản của huyện Thanh Hà đến người dân Hà Nội và nhiều vùng khác trong nước. Ngoài quả vải Thanh Hà, thời gian tới, Hapro Hà Nội có thể nghiên cứu thu mua các loại nông sản khác như: hành, tỏi, cà rốt, rau vụ đông... cho nông dân Hải Dương.
Theo UBND huyện Thanh Hà, vụ vải năm nay toàn huyện có khoảng 60 ha vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại 4 xã Thanh Sơn, Thanh Khê, Thanh Xá và Thanh Thủy.
Theo: Báo Hải Dương