Việc Mỹ mở rộng cửa cho quả nhãn, vải của Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội cho nông dân nâng cao thu nhập. Nhưng để đáp ứng được yêu cầu của phía đối tác, bà con phải tuân thủ một quy trình sản xuất nghiêm ngặt để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện, ngành chức năng các địa phương có diện tích nhãn, vải lớn ở miền Bắc như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang đang tích cực xây dựng những mô hình sản xuất an toàn để đón đầu cơ hội lớn.
Tích cực sản xuất theo GAP
Từ khi 0,56ha vải của gia đình được cấp mã chứng nhận xuất khẩu sang Mỹ, ông Trần Đăng Ninh ở xã Hồng Giang (Lục Ngạn – Bắc Giang) rất vui mừng, hy vọng sẽ có cơ hội nâng cao giá trị cho trái vải quê nhà. Trồng vải từ năm 1976, kinh nghiệm chăm sóc đã nằm lòng nhưng những diễn biến khó lường của thị trường thì ông chịu không nắm bắt được. Do việc tiêu thụ hoàn toàn phụ thuộc vào tư thương nên ông và những người trồng vải ở Lục Ngạn luôn phải chịu cảnh được giá mất mùa, được mùa mất giá. Việc tìm được thị trường tiêu thụ ổn định, nhiều tiềm năng luôn là mơ ước của ông cũng như nhiều nông dân, chính quyền và ngành chức năng nơi đây.
Chính vì vậy, khi được cấp mã chứng nhận xuất khẩu sang Mỹ, gia đình ông Ninh đã tích cực thực hiện sản xuất vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, mọi hoạt động bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật đều được ghi chép đầy đủ trong sổ theo dõi riêng. “Để được cấp mã chứng nhận xuất khẩu sang Mỹ, ngoài việc áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, gia đình còn cam kết thực hiện các điều kiện khác theo đúng quy định tiêu chuẩn của Mỹ cùng với sự hướng dẫn, giám sát của các cơ quan chuyên môn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, đặc biệt không được sử dụng 5 hoạt chất Mỹ cấm trên vải thiều. Khi thu hoạch quả vải phải tiến hành hái nhẹ nhàng, trải bạt để đóng gói, không để quả tiếp xúc trực tiếp với đất, tránh nắng mưa để không ảnh hưởng đến mẫu mã, chất lượng vải”, ông Ninh nói.
Cũng được cấp mã chứng nhận xuất khẩu 0,56ha vải thiều, ông Giáp Văn Kiệm ở xã Hồng Giang khẳng định: “Qua tập huấn, tôi thấy sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP thực tế không phải là quá khó khăn với nông dân. Vì thực tế những công việc như chăm sóc, đốn tỉa, phun thuốc chúng tôi vẫn làm thường xuyên, có chăng một số hộ sẽ gặp khó khăn trong việc ghi chép lại quá trình tác động vào vườn vải vì chưa thành nề nếp”.
Cho rằng quy trình sản xuất theo VietGAP không phải là quá xa lạ nhưng ông Giáp Văn Thành, cũng ở xã Hồng Giang, cho rằng, chính quyền địa phương, ngành chức năng cần cho phép một số đại lý vật tư nông nghiệp thuốc bảo vệ thực vật cung cấp các loại hóa chất được phép sử dụng trên cây vải theo tiêu chuẩn của Mỹ, còn để nông dân tự mua trôi nổi trên thị trường thì rất khó, dễ gặp phải hàng giả, kém chất lượng.
Được biết, ngay sau khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho phép sản phẩm vải thiều của Việt Nam được nhập khẩu vào nước này, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và UBND huyện Lục Ngạn xác định rõ vùng trọng điểm vải thiều phục vụ nhu cầu xuất khẩu vào các thị trường truyền thống và những thị trường mới, khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…, đồng thời lựa chọn 234 hộ gia đình đủ điều kiện tham gia sản xuất vải thiều xuất khẩu với diện tích 100,1ha tại 6 thôn của xã Hồng Giang. Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) rà soát thực hiện cấp 6 mã vùng trồng với 60,38ha cho 109 hộ ở 3 thôn Kép 1, Phương Sơn, Ngọt của xã Hồng Giang. Ngày 13/3/2015, đại diện cơ quan kiểm dịch thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã đến trực tiếp kiểm tra các vùng trồng vải thiều được chấp nhận cấp mã vùng trồng và đánh giá rất cao công tác vệ sinh khu vực vườn trồng vải, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc, quản lý sâu bệnh của nông dân.
Tỉnh Hưng Yên cũng đã tiến hành kiểm tra, thiết lập hồ sơ, cấp mã số vùng sản xuất nhãn xuất khẩu tại xã Hồng Nam (TP.Hưng Yên) với diện tích 9,97ha (33 hộ trồng) và xã Hàm Tử (huyện Khoái Châu) với diện tích 10,82ha (142 hộ trồng); đồng thời thành lập tổ chỉ đạo kỹ thuật sản xuất nhãn xuất khẩu năm 2015 để hỗ trợ 2 địa phương này. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã xuất khẩu được 20 lô nhãn (khoảng 100 tấn) sang thị trường Mỹ.
Quan trọng nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp về các giải pháp kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhãn, vải đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vào các thị trường mới mở, ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, khẳng định, an toàn thực phẩm trong xuất khẩu là vấn đề hết sức quan trọng mà nếu không chủ động tháo gỡ thì trái cây Việt Nam sẽ mất lợi thế cạnh tranh, thậm chí bị cấm nhập khẩu tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo ông Trung, hiện có hai “hàng rào kỹ thuật” được các nước áp dụng để vừa bảo hộ sản xuất, bảo vệ môi trường và gìn giữ môi trường sinh thái trong nước đồng thời giúp đối phó các rào cản của các nước khác là hàng rào kỹ thuật về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. “Đây chính là lý do giải thích tại sao mặc dù nước ta đã xuất khẩu trái cây và rau quả đạt gần 1,5 tỷ USD trong năm 2014 nhưng giá trị thu được từ những thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc…, những nước có yêu cầu ngặt nghèo về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm chưa cao. Đã có nhiều nông sản và trái cây của nước ta bị trả từ chối nhập hoặc trả lại do vi phạm những quy định, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bài học quả thanh long từng bị Mỹ cấm thông quan vì bị cho là có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định vẫn còn rất mới”, ông Trung nói.
Cũng theo ông Trung, vấn đề an toàn thực phẩm với quả nhãn, quả vải chủ yếu liên quan đến việc sử dụng thuốc hóa học. Thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Hưng Yên cho thấy, hiện nông dân đang sử dụng khoảng 70 - 80 loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau để phòng trừ dịch hại, trong đó có một số hoạt chất nằm trong nhóm bị hạn chế sử dụng ở các thị trường khó tính. “Để có thể đáp ứng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm nhãn, vải xuất khẩu sang Mỹ, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật chứa 5 hoạt chất mà nước bạn cấm, gồm: Iprodione, Cypermethrin, Difenoconazole, Carbendazin và Chlorothalonil. Các loại thuốc hóa học sử dụng thay thế theo khuyến cáo của cơ quan chức năng địa phương và phải đảm bảo đủ thời gian cách ly tính đến ngày thu hoạch; xem xét biện pháp bọc trái khoảng 3 tuần trước khi thu hoạch; trong giai đoạn thu hoạch, trái vải và nhãn có thể sơ chế tại chỗ nhưng không được dùng bất kỳ loại hóa chất xử lý nào để giữ cho quả trắng, quả tươi lâu. Ngoài ra, có thể xông thuốc lưu huỳnh để bảo quản trái nhưng phải đạt mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép do cơ quan chức năng của Mỹ quy định”, ông Trung khuyến cáo.
Được biết, ngoài việc cấp chứng nhận mã vùng trồng cho những diện tích vải đủ tiêu chuẩn, UBND huyện Lục Ngạn đã phối hợp với ngành chức năng xây dựng và cấp phát quy trình quản lý sâu bệnh hại trên cây vải thiều cho 234 hộ dân vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu; xây dựng xong danh mục nhóm thuốc bảo vệ thực vật có 5 hoạt chất mà Mỹ cấm và danh mục thuốc bảo vệ thực vật khuyến cáo sử dụng thay thế; hướng dẫn 109 hộ nông dân ký cam kết với UBND xã Hồng Giang về việc tuân thủ quy trình quản lý sâu bệnh trên cây vải xuất khẩu.
Cùng vào cuộc với các ngành chức năng, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên cũng nhanh chóng xây dựng mô hình canh tác vải, nhãn an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, kết quả bước đầu rất khả quan, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn 8 – 10% so với sản xuất theo phương pháp truyền thống, từng bước nâng cao nhận thức, trình độ canh tác của người dân.
TS.Trần Văn Khởi, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khẳng định, việc sản xuất theo quy trình VietGAP là đòi hỏi tất yếu để có thể đưa quả vãi, nhãn thâm nhập được các thị trường khó tính, vì vậy, chính quyền, cơ quan chuyên môn, các đoàn thể cần tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân để diện tích vải, nhãn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng tăng; các hộ tham gia mô hình tiếp tục phát huy những kỹ thuật đã tiếp thu, mở rộng đầu tư thâm canh, tạo ra sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao và giữ vững được uy tín của các đặc sản trên.
Từ khi 0,56ha vải của gia đình được cấp mã chứng nhận xuất khẩu sang Mỹ, ông Trần Đăng Ninh ở xã Hồng Giang (Lục Ngạn – Bắc Giang) rất vui mừng, hy vọng sẽ có cơ hội nâng cao giá trị cho trái vải quê nhà. Trồng vải từ năm 1976, kinh nghiệm chăm sóc đã nằm lòng nhưng những diễn biến khó lường của thị trường thì ông chịu không nắm bắt được. Do việc tiêu thụ hoàn toàn phụ thuộc vào tư thương nên ông và những người trồng vải ở Lục Ngạn luôn phải chịu cảnh được giá mất mùa, được mùa mất giá. Việc tìm được thị trường tiêu thụ ổn định, nhiều tiềm năng luôn là mơ ước của ông cũng như nhiều nông dân, chính quyền và ngành chức năng nơi đây.
Chính vì vậy, khi được cấp mã chứng nhận xuất khẩu sang Mỹ, gia đình ông Ninh đã tích cực thực hiện sản xuất vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, mọi hoạt động bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật đều được ghi chép đầy đủ trong sổ theo dõi riêng. “Để được cấp mã chứng nhận xuất khẩu sang Mỹ, ngoài việc áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, gia đình còn cam kết thực hiện các điều kiện khác theo đúng quy định tiêu chuẩn của Mỹ cùng với sự hướng dẫn, giám sát của các cơ quan chuyên môn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, đặc biệt không được sử dụng 5 hoạt chất Mỹ cấm trên vải thiều. Khi thu hoạch quả vải phải tiến hành hái nhẹ nhàng, trải bạt để đóng gói, không để quả tiếp xúc trực tiếp với đất, tránh nắng mưa để không ảnh hưởng đến mẫu mã, chất lượng vải”, ông Ninh nói.
Cũng được cấp mã chứng nhận xuất khẩu 0,56ha vải thiều, ông Giáp Văn Kiệm ở xã Hồng Giang khẳng định: “Qua tập huấn, tôi thấy sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP thực tế không phải là quá khó khăn với nông dân. Vì thực tế những công việc như chăm sóc, đốn tỉa, phun thuốc chúng tôi vẫn làm thường xuyên, có chăng một số hộ sẽ gặp khó khăn trong việc ghi chép lại quá trình tác động vào vườn vải vì chưa thành nề nếp”.
Cho rằng quy trình sản xuất theo VietGAP không phải là quá xa lạ nhưng ông Giáp Văn Thành, cũng ở xã Hồng Giang, cho rằng, chính quyền địa phương, ngành chức năng cần cho phép một số đại lý vật tư nông nghiệp thuốc bảo vệ thực vật cung cấp các loại hóa chất được phép sử dụng trên cây vải theo tiêu chuẩn của Mỹ, còn để nông dân tự mua trôi nổi trên thị trường thì rất khó, dễ gặp phải hàng giả, kém chất lượng.
Được biết, ngay sau khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho phép sản phẩm vải thiều của Việt Nam được nhập khẩu vào nước này, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và UBND huyện Lục Ngạn xác định rõ vùng trọng điểm vải thiều phục vụ nhu cầu xuất khẩu vào các thị trường truyền thống và những thị trường mới, khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…, đồng thời lựa chọn 234 hộ gia đình đủ điều kiện tham gia sản xuất vải thiều xuất khẩu với diện tích 100,1ha tại 6 thôn của xã Hồng Giang. Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) rà soát thực hiện cấp 6 mã vùng trồng với 60,38ha cho 109 hộ ở 3 thôn Kép 1, Phương Sơn, Ngọt của xã Hồng Giang. Ngày 13/3/2015, đại diện cơ quan kiểm dịch thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã đến trực tiếp kiểm tra các vùng trồng vải thiều được chấp nhận cấp mã vùng trồng và đánh giá rất cao công tác vệ sinh khu vực vườn trồng vải, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc, quản lý sâu bệnh của nông dân.
Tỉnh Hưng Yên cũng đã tiến hành kiểm tra, thiết lập hồ sơ, cấp mã số vùng sản xuất nhãn xuất khẩu tại xã Hồng Nam (TP.Hưng Yên) với diện tích 9,97ha (33 hộ trồng) và xã Hàm Tử (huyện Khoái Châu) với diện tích 10,82ha (142 hộ trồng); đồng thời thành lập tổ chỉ đạo kỹ thuật sản xuất nhãn xuất khẩu năm 2015 để hỗ trợ 2 địa phương này. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã xuất khẩu được 20 lô nhãn (khoảng 100 tấn) sang thị trường Mỹ.
Quan trọng nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp về các giải pháp kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhãn, vải đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vào các thị trường mới mở, ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, khẳng định, an toàn thực phẩm trong xuất khẩu là vấn đề hết sức quan trọng mà nếu không chủ động tháo gỡ thì trái cây Việt Nam sẽ mất lợi thế cạnh tranh, thậm chí bị cấm nhập khẩu tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo ông Trung, hiện có hai “hàng rào kỹ thuật” được các nước áp dụng để vừa bảo hộ sản xuất, bảo vệ môi trường và gìn giữ môi trường sinh thái trong nước đồng thời giúp đối phó các rào cản của các nước khác là hàng rào kỹ thuật về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. “Đây chính là lý do giải thích tại sao mặc dù nước ta đã xuất khẩu trái cây và rau quả đạt gần 1,5 tỷ USD trong năm 2014 nhưng giá trị thu được từ những thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc…, những nước có yêu cầu ngặt nghèo về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm chưa cao. Đã có nhiều nông sản và trái cây của nước ta bị trả từ chối nhập hoặc trả lại do vi phạm những quy định, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bài học quả thanh long từng bị Mỹ cấm thông quan vì bị cho là có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định vẫn còn rất mới”, ông Trung nói.
Cũng theo ông Trung, vấn đề an toàn thực phẩm với quả nhãn, quả vải chủ yếu liên quan đến việc sử dụng thuốc hóa học. Thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Hưng Yên cho thấy, hiện nông dân đang sử dụng khoảng 70 - 80 loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau để phòng trừ dịch hại, trong đó có một số hoạt chất nằm trong nhóm bị hạn chế sử dụng ở các thị trường khó tính. “Để có thể đáp ứng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm nhãn, vải xuất khẩu sang Mỹ, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật chứa 5 hoạt chất mà nước bạn cấm, gồm: Iprodione, Cypermethrin, Difenoconazole, Carbendazin và Chlorothalonil. Các loại thuốc hóa học sử dụng thay thế theo khuyến cáo của cơ quan chức năng địa phương và phải đảm bảo đủ thời gian cách ly tính đến ngày thu hoạch; xem xét biện pháp bọc trái khoảng 3 tuần trước khi thu hoạch; trong giai đoạn thu hoạch, trái vải và nhãn có thể sơ chế tại chỗ nhưng không được dùng bất kỳ loại hóa chất xử lý nào để giữ cho quả trắng, quả tươi lâu. Ngoài ra, có thể xông thuốc lưu huỳnh để bảo quản trái nhưng phải đạt mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép do cơ quan chức năng của Mỹ quy định”, ông Trung khuyến cáo.
Được biết, ngoài việc cấp chứng nhận mã vùng trồng cho những diện tích vải đủ tiêu chuẩn, UBND huyện Lục Ngạn đã phối hợp với ngành chức năng xây dựng và cấp phát quy trình quản lý sâu bệnh hại trên cây vải thiều cho 234 hộ dân vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu; xây dựng xong danh mục nhóm thuốc bảo vệ thực vật có 5 hoạt chất mà Mỹ cấm và danh mục thuốc bảo vệ thực vật khuyến cáo sử dụng thay thế; hướng dẫn 109 hộ nông dân ký cam kết với UBND xã Hồng Giang về việc tuân thủ quy trình quản lý sâu bệnh trên cây vải xuất khẩu.
Cùng vào cuộc với các ngành chức năng, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên cũng nhanh chóng xây dựng mô hình canh tác vải, nhãn an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, kết quả bước đầu rất khả quan, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn 8 – 10% so với sản xuất theo phương pháp truyền thống, từng bước nâng cao nhận thức, trình độ canh tác của người dân.
TS.Trần Văn Khởi, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khẳng định, việc sản xuất theo quy trình VietGAP là đòi hỏi tất yếu để có thể đưa quả vãi, nhãn thâm nhập được các thị trường khó tính, vì vậy, chính quyền, cơ quan chuyên môn, các đoàn thể cần tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân để diện tích vải, nhãn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng tăng; các hộ tham gia mô hình tiếp tục phát huy những kỹ thuật đã tiếp thu, mở rộng đầu tư thâm canh, tạo ra sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao và giữ vững được uy tín của các đặc sản trên.
Nguồn: Kinh tế nông thôn