Khoai tây Sinora được trồng tại huyện Tứ Kỳ. Ảnh Văn Thoại Cây khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum. L, thuộc họ cà Solanaceae vừa là cây lương thực, vừa là cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên thế giới, khoai tây được coi là một trong những cây trồng quan trọng đứng thứ 5 sau lúa gạo, ngô, lúa mì và đậu tương. Khoai tây cung cấp chất dinh dưỡng cho người và động vật, là nguyên liệu có giá trị cho nhiều ngành công nghiệp.
Hàng năm diện tích trồng khoai tây của Hải Dương từ 2.000 - 3.000 ha với năng suất bình quân trung đạt từ 12- 14 tấn/ha. Tuy nhiên, với diện tích và năng suất khoai tây như vậy vẫn còn quá thấp và không ổn định do sản xuất nhỏ lẻ manh mún, không tập trung, chất lượng giống chưa tốt. Nguồn giống phần lớn chủ yếu là dùng nguồn khoai thịt có xuất xứ từ Trung Quốc dùng để làm giống cho nên năng suất thấp, kích thước củ không đồng đều và tỷ lệ củ nhỏ cao. Bên cạnh đó, biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp cho sản xuất khoai tây còn thiếu. Hiện tại, kỹ thuật trồng trọt của nông dân còn rất đơn giản, chủ yếu trồng khoai tây theo phương pháp truyền thống, Hầu như nông dân bón phân cho khoai tây chủ yếu theo ước lượng là chính, bón đạm nhiều, ít kali, chưa quan tâm đúng mực đến việc đào tạo, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất khoai tây, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời, thu hoạch và bảo quản khoai tây.
Năm 2011, tiến sỹ Trương Công Tuyện – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ đã thực hiện mô hình nhân giống và sản xuất khoai tây thương phẩm Sinora vụ xuân với quy mô 10 ha tại xã Hà Thanh (huyện Tứ Kỳ) và vụ đông với quy mô 40ha tại các xã Cộng Lạc, Minh Đức, Nguyên Giáp (huyện Tứ Kỳ) và xã Ninh Hòa (huyện Ninh Giang).
Sau một năm thực hiện, tiến sỹ Trương Công Tuyện cùng các cộng sự đã mở rộng được mô hình nhân giống khoai tây Sinora sạch bệnh với quy mô 10 ha, năng suất trung bình đạt 19,24 tấn/ha. Đã tạo ra được 180 tấn khoai tây giống đạt ở cấp xác nhận, để cung cấp giống cho sản xuất khoai tây thương phẩm vụ Đông năm 2011 trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Mô hình đã đạt được hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập lãi thuần đạt 59.420.000 đồng/ha. Mở rộng thành công mô hình sản xuất khoai tây thương phẩm Sinora vụ Đông năm 2011, trên diện tích 40 ha tại các xã Ninh Hoà, huyện Ninh Giang, xã Minh Đức, Cộng Lạc và Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ. Kết quả thu hoạch khoai tây Sinora thương phẩm đạt năng suất trung bình từ 20,35-21,38 tấn/ha trong đó tỷ lệ củ thương phẩm đạt 65-85% trừ chi phí cho thu nhập lãi thuần đạt 35,18 – 40,33 triệu đồng/ha.
Việc mở rộng mô hình mô hình nhân giống và sản xuất khoai tây thương phẩm Sinora trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần không nhỏ trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao tỷ trọng của ngành nông nghiệp tỉnh nhà so với các ngành kinh tế khác.
Năm 2011, tiến sỹ Trương Công Tuyện – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ đã thực hiện mô hình nhân giống và sản xuất khoai tây thương phẩm Sinora vụ xuân với quy mô 10 ha tại xã Hà Thanh (huyện Tứ Kỳ) và vụ đông với quy mô 40ha tại các xã Cộng Lạc, Minh Đức, Nguyên Giáp (huyện Tứ Kỳ) và xã Ninh Hòa (huyện Ninh Giang).
Sau một năm thực hiện, tiến sỹ Trương Công Tuyện cùng các cộng sự đã mở rộng được mô hình nhân giống khoai tây Sinora sạch bệnh với quy mô 10 ha, năng suất trung bình đạt 19,24 tấn/ha. Đã tạo ra được 180 tấn khoai tây giống đạt ở cấp xác nhận, để cung cấp giống cho sản xuất khoai tây thương phẩm vụ Đông năm 2011 trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Mô hình đã đạt được hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập lãi thuần đạt 59.420.000 đồng/ha. Mở rộng thành công mô hình sản xuất khoai tây thương phẩm Sinora vụ Đông năm 2011, trên diện tích 40 ha tại các xã Ninh Hoà, huyện Ninh Giang, xã Minh Đức, Cộng Lạc và Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ. Kết quả thu hoạch khoai tây Sinora thương phẩm đạt năng suất trung bình từ 20,35-21,38 tấn/ha trong đó tỷ lệ củ thương phẩm đạt 65-85% trừ chi phí cho thu nhập lãi thuần đạt 35,18 – 40,33 triệu đồng/ha.
Việc mở rộng mô hình mô hình nhân giống và sản xuất khoai tây thương phẩm Sinora trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần không nhỏ trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao tỷ trọng của ngành nông nghiệp tỉnh nhà so với các ngành kinh tế khác.
Hải Ninh