Mô hình trình diễn giống lúa T10 tại xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang Với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo ở Hải Dương, mở rộng sản xuất giống lúa chất lượng và canh tác theo hướng sản phẩm an toàn, UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt cho Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thực hiện đề tài "Xây dựng mô hình trình diễn giống lúa chất lượng cao T10 theo VietGAP ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương". Đề tài được thực hiện trong 3 năm, 2009-2011, do TS. Phạm Đức Hùng, Trưởng Bộ môn Canh tác làm chủ nhiệm.
Giống lúa thơm chất lượng cao T10 có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể cấy được cả 2 vụ, hạt gạo trong, cơm mềm dẻo, mùi thơm, vị đậm. Giống lúa chất lượng cao T10 chống chịu sâu bệnh tốt và đang được nhiều địa phương sản xuất thử và mở rộng diện tích.
Từ năm 2009-2011, Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành điều tra khảo sát lựa chọn vùng sản xuất lúa chất lượng cao T10 trên địa bàn huyện Bình Giang. Qua điều tra cho thấy: huyện Bình Giang có 6.300 ha diện tích canh tác lúa, năng suất bình quân đạt hơn 64 tạ/ha. Vụ lúa xuân chủ yếu là trà xuân muộn, chiếm tỷ lệ 82%; vụ mùa chủ yếu là trà trung chiếm 65%. Trong đó, nhóm giống lúa chất lượng cao chiếm tỷ lệ trên 70%. Biện pháp kỹ thuật gieo thẳng được nông dân áp dụng là chủ yếu, tuy nhiên biện pháp phòng trừ dịch hại bằng thuốc sinh học còn ít. Vùng sản xuất lúa Bình Giang không bị ảnh hưởng độc hại bởi đất trồng, nguồn nước tưới nên có thể xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (sản xuất lúa theo VietGAP). Thực hiện đề tài, Ban chủ nhiệm tiến hành nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật canh tác và xây dựng mô hình trình diễn giống lúa chất lượng cao T10 theo VietGAP. Quy trình thực hành sản xuất lúa T10 theo VietGAP tiến hành gieo mạ từ 9-12/2 (vụ xuân) và 12-15/6 (vụ mùa); lượng giống gieo là 1,6 kg/sào Bắc Bộ, áp dụng gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng kéo tay. Lượng phân bón tính cho 1 sào bao gồm: 15 kg phân vi sinh Việt-Séc + 15 kg NPK (10-6-4-S) + 4 kg đạm ure + 2 kg kali clorua. Mô hình được triển khai tại 5 xã của huyện Bình Giang với tổng diện tích 140 ha. Ban chủ nhiệm đề tài phối hợp với tổ dịch vụ HTX dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nông dân tham gia mô hình. Kết quả mô hình cho thấy, giống T10 thuộc nhóm giống ngắn ngày, thời gian sinh trưởng vụ xuân từ 128-135 ngày, vụ mùa từ 108-115 ngày. Cây lúa thấp, thân cứng, khả năng đẻ nhánh cao, khả năng chống chịu sâu bệnh, kháng rầy nâu tốt hơn giống lúa BT7 (đối chứng). Năng suất lúa trung bình đạt 57,4 tạ/ha (vụ xuân) và 53,2 tạ/ha (vụ mùa).
Đánh giá hiệu quả mô hình trình diễn giống lúa chất lượng cao T10 theo VietGAP có nhiều ưu điểm so với biện pháp canh tác truyền thống: biện pháp canh tác theo hướng tạo sản phẩm an toàn, chủ yếu sử dụng phân bón vi sinh, giảm lượng phân bón hóa học so với biện pháp canh tác lúa truyền thống, hạn chế dùng thuốc hóa học nên giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, giống lúa chất lượng cao T10 canh tác theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cho hiệu quả kinh tế tăng 20-25% so với cách canh tác truyền thống. Lợi nhuận biện pháp canh tác theo hướng VietGAP cao hơn so với biện pháp truyền thống từ 11,5-13 triệu đồng/ha.
Theo đánh giá của Hội đồng Khoa học tỉnh Hải Dương, đề tài đã hoàn thành thực hiện các mục tiêu nội dung đề ra. Thành công của đề tài góp phần bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh một giống lúa có chất lượng cao, tạo sản phẩm nông nghiệp an toàn, bền vững; đồng thời giúp nông dân tăng kỹ năng thực hành sản xuất nông nghiệp, tạo cầu nối giúp nông dân đưa nông sản chất lượng cao ra thị trường tiêu dùng, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo ở Hải Dương. Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi tất yếu trong quá trình hội nhập để sản xuất bền vững và đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, kỹ thuật canh tác theo VietGAP còn khó áp dụng do ruộng đất manh mún và trình độ kỹ thuật của nông dân chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, để VietGAP được nhân rộng, cần tăng cường tuyên truyền, đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người sản xuất và quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất để sản phẩm an toàn, đạt chất lượng cao.
Từ năm 2009-2011, Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành điều tra khảo sát lựa chọn vùng sản xuất lúa chất lượng cao T10 trên địa bàn huyện Bình Giang. Qua điều tra cho thấy: huyện Bình Giang có 6.300 ha diện tích canh tác lúa, năng suất bình quân đạt hơn 64 tạ/ha. Vụ lúa xuân chủ yếu là trà xuân muộn, chiếm tỷ lệ 82%; vụ mùa chủ yếu là trà trung chiếm 65%. Trong đó, nhóm giống lúa chất lượng cao chiếm tỷ lệ trên 70%. Biện pháp kỹ thuật gieo thẳng được nông dân áp dụng là chủ yếu, tuy nhiên biện pháp phòng trừ dịch hại bằng thuốc sinh học còn ít. Vùng sản xuất lúa Bình Giang không bị ảnh hưởng độc hại bởi đất trồng, nguồn nước tưới nên có thể xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (sản xuất lúa theo VietGAP). Thực hiện đề tài, Ban chủ nhiệm tiến hành nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật canh tác và xây dựng mô hình trình diễn giống lúa chất lượng cao T10 theo VietGAP. Quy trình thực hành sản xuất lúa T10 theo VietGAP tiến hành gieo mạ từ 9-12/2 (vụ xuân) và 12-15/6 (vụ mùa); lượng giống gieo là 1,6 kg/sào Bắc Bộ, áp dụng gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng kéo tay. Lượng phân bón tính cho 1 sào bao gồm: 15 kg phân vi sinh Việt-Séc + 15 kg NPK (10-6-4-S) + 4 kg đạm ure + 2 kg kali clorua. Mô hình được triển khai tại 5 xã của huyện Bình Giang với tổng diện tích 140 ha. Ban chủ nhiệm đề tài phối hợp với tổ dịch vụ HTX dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nông dân tham gia mô hình. Kết quả mô hình cho thấy, giống T10 thuộc nhóm giống ngắn ngày, thời gian sinh trưởng vụ xuân từ 128-135 ngày, vụ mùa từ 108-115 ngày. Cây lúa thấp, thân cứng, khả năng đẻ nhánh cao, khả năng chống chịu sâu bệnh, kháng rầy nâu tốt hơn giống lúa BT7 (đối chứng). Năng suất lúa trung bình đạt 57,4 tạ/ha (vụ xuân) và 53,2 tạ/ha (vụ mùa).
Đánh giá hiệu quả mô hình trình diễn giống lúa chất lượng cao T10 theo VietGAP có nhiều ưu điểm so với biện pháp canh tác truyền thống: biện pháp canh tác theo hướng tạo sản phẩm an toàn, chủ yếu sử dụng phân bón vi sinh, giảm lượng phân bón hóa học so với biện pháp canh tác lúa truyền thống, hạn chế dùng thuốc hóa học nên giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, giống lúa chất lượng cao T10 canh tác theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cho hiệu quả kinh tế tăng 20-25% so với cách canh tác truyền thống. Lợi nhuận biện pháp canh tác theo hướng VietGAP cao hơn so với biện pháp truyền thống từ 11,5-13 triệu đồng/ha.
Theo đánh giá của Hội đồng Khoa học tỉnh Hải Dương, đề tài đã hoàn thành thực hiện các mục tiêu nội dung đề ra. Thành công của đề tài góp phần bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh một giống lúa có chất lượng cao, tạo sản phẩm nông nghiệp an toàn, bền vững; đồng thời giúp nông dân tăng kỹ năng thực hành sản xuất nông nghiệp, tạo cầu nối giúp nông dân đưa nông sản chất lượng cao ra thị trường tiêu dùng, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo ở Hải Dương. Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi tất yếu trong quá trình hội nhập để sản xuất bền vững và đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, kỹ thuật canh tác theo VietGAP còn khó áp dụng do ruộng đất manh mún và trình độ kỹ thuật của nông dân chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, để VietGAP được nhân rộng, cần tăng cường tuyên truyền, đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người sản xuất và quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất để sản phẩm an toàn, đạt chất lượng cao.
Anh Nguyên