Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Hải Dương diện tích trồng dưa lên đã và đang ngày một tăng do nhu cầu thị trường tăng cao. Năm 2007 toàn tỉnh mới có 335 ha thì đến năm 2009 toàn tỉnh đã có 569 ha. Để bổ sung các loại giống mới vào cơ cấu cây dưa lê trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt cho Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thực hiện đề tài "Xây dựng mô hình sản xuất trình diễn giống dưa Thanh lê trên địa bàn tỉnh Hải Dương" trong hai năm 2010-2011.
Mô hình trồng dưa Thanh lê có quy mô 144 ha được triển khai tại 6 huyện là Tứ Kỳ, Gia Lộc, Thanh Miện, Nam Sách và Kim Thành. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật thâm canh và sản xuất giống dưa Thanh lê. Kết quả mô hình đã xác định thời vụ gieo trồng thích hợp dưa Thanh lê ở vụ xuân hè là từ 11/3-11/4, vụ hè từ 15/5-20/5, mật độ trồng 1,8 vạn cây/ha; lượng phân bón: 10 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 140 N + 120 P2O5+ 140 K2O5 cho năng suất cao nhất, đạt 22-30 tấn/ha.
Để phòng trừ ruồi hại quả trên dưa lê, đề tài đã đưa vào sử dụng thuốc bả Entopro để phòng trừ. Qua theo dõi cho thấy: phun thuốc bả sinh học Entopro có ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất dưa lê. Năng suất ở mô hình có phun thuốc đạt 23,9-26,1 tấn/ha, năng suất ở mô hình không phun thuốc chỉ đạt 16,6-19,4 tấn/ha. Sử dụng thuốc phun vào đầu vụ cho hiệu quả cao hơn khi phun vào giai đoạn giữa và cuối vụ.
Giống dưa Thanh lê do TS Đào Xuân Thảng, cán bộ Bộ môn Rau quả, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, khả năng thích ứng tốt. Thời gian sinh trưởng của giống dưa Thanh lê từ 80-85 ngay (vụ xuân) và 65-75 ngày (vụ hè). Quả có hình dạng đẹp, khi chín quả có màu trắng xanh, ít hạt, đặc biệt rất thơm và ngọt đậm. Năng suất dưa Thanh lê đạt từ 22-28 tấn/ha, thu nhập từ 100-150 triệu đồng/ha vụ; sau khi trừ chi phí đầu tư, nông dân thu lãi 40 - 50 triệu đồng/ha/vụ.
Việc thực hiện mô hình đã góp phần đưa một giống dưa lê mới cho năng suất cao, chất lượng tốt vào cơ cấu giống dưa lê của tỉnh Hải Dương. Giống dưa Thanh lê thích hợp với công thức luân canh: dưa lê xuân – lúa mùa sớm – rau thu đông sớm; lúa xuân sớm – dưa Thanh lê hè – lúa mùa sớm – rau thu đông sớm; lúa xuân sớm – dưa lê hè – cải bắp – rau đông; dưa hấu xuân – dưa lê – lúa – cây vụ đông...
Để phòng trừ ruồi hại quả trên dưa lê, đề tài đã đưa vào sử dụng thuốc bả Entopro để phòng trừ. Qua theo dõi cho thấy: phun thuốc bả sinh học Entopro có ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất dưa lê. Năng suất ở mô hình có phun thuốc đạt 23,9-26,1 tấn/ha, năng suất ở mô hình không phun thuốc chỉ đạt 16,6-19,4 tấn/ha. Sử dụng thuốc phun vào đầu vụ cho hiệu quả cao hơn khi phun vào giai đoạn giữa và cuối vụ.
Giống dưa Thanh lê do TS Đào Xuân Thảng, cán bộ Bộ môn Rau quả, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, khả năng thích ứng tốt. Thời gian sinh trưởng của giống dưa Thanh lê từ 80-85 ngay (vụ xuân) và 65-75 ngày (vụ hè). Quả có hình dạng đẹp, khi chín quả có màu trắng xanh, ít hạt, đặc biệt rất thơm và ngọt đậm. Năng suất dưa Thanh lê đạt từ 22-28 tấn/ha, thu nhập từ 100-150 triệu đồng/ha vụ; sau khi trừ chi phí đầu tư, nông dân thu lãi 40 - 50 triệu đồng/ha/vụ.
Việc thực hiện mô hình đã góp phần đưa một giống dưa lê mới cho năng suất cao, chất lượng tốt vào cơ cấu giống dưa lê của tỉnh Hải Dương. Giống dưa Thanh lê thích hợp với công thức luân canh: dưa lê xuân – lúa mùa sớm – rau thu đông sớm; lúa xuân sớm – dưa Thanh lê hè – lúa mùa sớm – rau thu đông sớm; lúa xuân sớm – dưa lê hè – cải bắp – rau đông; dưa hấu xuân – dưa lê – lúa – cây vụ đông...
Anh Nguyên