Tình trạng sức khoẻ của người nhiễm Vỉut viêm gan B

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG SỨC KHOẺ VÀ NHỮNG NGƯỜI NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ TẠI XÃ AN LƯU - KINH MÔN  

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Thị Thanh Xuân, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.

Cơ quan phối hợp thực hiện: Trung tâm y tế Kinh Môn; Đảng uỷ - UBND - Trạm y tế xã An Lưu.

Thời gian thực hiện: 6/2002 - 1/2003

Kết quả nghiệm thu, xếp loại: Xuất sắc.

I. MỤC TIÊU

- Nghiên cứu tình trạng sức khoẻ người nhiễm virut viêm gan B và nhận thức của người dân xã An Lưu - Kinh Môn về bệnh viêm gan B.

- Xây dựng phác đồ tự điều trị hỗ trợ bảo vệ gan bằng phương pháp Đông - Tây y kết hợp.

- Đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khoẻ.

- Đề xuất xây dựng mô hình phòng chống lây nhiễm virut viêm gan B tại cộng đồng.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Xét nghiệm, phát hiện bệnh và tiêm phòng vắc-xin.

Trong tổng số 585 người được điều tra thì có 144 người (24,6%) đã xét nghiệm viêm gan B.

1. Kết quả điều tra nhận thức cộng đồng về bệnh viêm gan virut B, các yếu tố liên quan biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm của những người nhiễm virut viêm gan B.

1.1. Nhận thức của người dân xã An Lưu về bệnh viêm gan B.

Điều tra 500 hộ gia đình với 585 người (trước can thiệp) cho thấy:

* Hiểu biết về bệnh Viêm gan B:

- 397 người trả lời "chưa biết bệnh viêm gan B" chiếm 67,9%, chỉ có 188 người trả lời "đã biết" chủ yếu là qua xem truyền hình, chiếm 32,1%.

- Về mức độ nguy hiểm của bệnh, 34,9% nhận thức không đúng, cho rằng viêm gan B không nguy hiểm vì khó lây hơn HIV. Trái lại, 47,6% quá lo lắng cho rằng người bị bệnh cần sống cách ly, không được sinh con và tiêm phòng không có kết quả.

* Đường lây, cách xác định bệnh và điều trị:

66,5% hiểu đúng đường lây của bệnh viêm gan virut B, cho rằng viêm gan B lây qua đường tiêu hoá. Về xác định bệnh, chỉ có 25,6% trả lời cần phải xét nghiệm máu, đa số còn lại trả lời không đúng. Cho rằng chỉ cần dựa vào tình trạng người bệnh như: vàng da, vàng mắt. Quan điểm về điều trị có 64,9% trả lời bệnh không thể điều trị được.

1.2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B.

* Các yếu tố liên quan theo can thiệp y tế:

Trong can thiệp y tế, châm cứu là môt yếu tố có liên quan đến tỷ lệ lây nhiễm virut viêm gan B cao so với nhóm đối chứng, với OR = 5,46 và P < 0,05 (liên quan chặt chẽ).

Tiêm truyền, chữa răng, phẫu thuật cũng có nguy cơ cao với tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B. Tuy chưa có sự khác biệt so với nhóm chứng (P > 0,05)

* Các yếu tố liên quan theo các sinh hoạt có nguy cơ:

Dùng chung dao cạo và bấm lỗ tai là những yếu tố có liên quan đến nguy cơ lây nhiễm virut viêm gan B ở cộng đồng với OR = 3,06 (chung dao cạo) và OR = 3,80 (bấm lỗ tai); P < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm HBsAg (+) và HBsAg (-).

* Một số yếu tố khác:

Kết quả nghiên cứu cho thấy nghề nghiệp, thu nhập kinh tế của người dân chưa có liên quan đến khả năng lây nhiễm virut viêm gan B với OR » 1 và P > 0,05, tuy nhiên nhận thức và hiểu biết về bệnh có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh là OR = 5,68 (P < 0,05).

1.3. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm ở 50 người có HBsAg (+).

* Phân bố theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi 21 - 30 chiếm tỷ lệ cao nhất 30,0%. Còn lại nhóm 11 - 20 tuổi là 18%, nhóm 31 - 40 tuổi là 12%, nhóm 41 - 50 tuổi là 24%, nhóm 51 - 60 tuổi là 8%. Hai nhóm bằng dưới 10 và nhóm trên 60 cùng chiếm tỷ lệ 4%.

* Tiền sử bệnh tật:

Khai thác tiền sử bệnh tật có 9 người có tiền sử vàng da, 41 người không vàng da. Chỉ có 3 người đã điều trị viêm gan, 47 người chưa điều trị.

* Biểu hiện lâm sàng của những người HBsAg (+).

Khám lâm sàng cho 50 người HBsAg (+) cho thấy, vàng da chiếm tỷ lệ 14% nước tiểu vàng 20%. Chủ yếu là chán ăn và mệt mỏi (30% chán ăn và 34% mệt mỏi).

* Kết quả siêu âm gan mật của 50 người cho thấy có 6 người (12%) có gan to, còn lại 44 người chiếm tỷ lệ 88% gan, mật bình thường.

* Kết quả xét nghiệm men gan và chức năng gan:

- Các chỉ số sinh hoá cho thấy Protit toàn phần, Albumin, Bilirubin đều ở ngưỡng bình thường. Tuy nhiên men gan AST và ALT có giá trị trung bình ở mức cao 81 ± 38,48 (AST) và 80,48 ± 73,63 (ALT).

- Đánh giá kết quả (so với ngưỡng bình thường): 88,0% có men gan AST tăng và 72% có ALT tăng.

* Kết quả về thể lực: Trong số 50 người HBsAg(+) có 90% người khoẻ mạnh, không có các dấu hiệu cơ năng và thực thể của bệnh. Các chỉ số về thể lực bình thường. Chỉ có 5 người (10%) không làm việc được.

* Kết quả xét nghiệm miễn dịch: Kết quả xét nghiệm miễn dịch cho thấy 26,9% viên gan có HBsAg(+) đơn thuần, 14% có kèm HBeAg(+) (dấu hiệu của viêm gan mạn tính), 58,0% có AntiHBe(+) (người lành mang virut).

* Nồng độ HBsAg so với ngưỡng bình thường: So sánh mật độ quan sát của kháng nguyên về mật độ HBsAg với ngưỡng bình thường cho thấy cả 50 người đều có mật độ quang HBsAg tăng cao trên 100%.

2. Đánh giá hiệu quả các hoạt động can thiệp

2.1. Đánh giá hiệu quả của giải pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ.

Sau khi can thiệp đã có sự thay đổi như sau:

- 86,7% người được phỏng vấn trả lời đã biết về bệnh viêm gan B qua nghe tuyên tuyền bằng tờ rơi, 75% nghe đài phát thanh xã 79,%, 79,5% và 76,5% trả lời bệnh có thể gây ung thư, xơ gan và bệnh dễ lây lan hơn HIV. Tuy vậy, vẫn còn 25,8% quá lo lắng về bệnh.

- Hầu hết mọi người đã hiểu đúng về đường lây và cách xác định bệnh.

- Chỉ còn 0,1 - 0,4% trả lời còn dùng chung dao cạo, ngoáy tai chung và dùng chung bàn chải.

- Đã có 13,9% p < 0,05 đăng ký theo dõi điều trị bệnh.

- Đã có 234 người tự nguyện xét nghiệm HBsAg(+) từ 36,8% giảm còn 29%.

2.2. Đánh giá hiệu quả điều trị bằng siro Hebevera.

- Trong số 29 người bệnh HBsAg(+) sau khi điều trị siro Hebevera.

+ Có 7 trường hợp trở về âm tính, còn lại giảm nồng độ HBsAg. Ngược lại, 19 bệnh nhân HBsAg(+) theo dõi sau 4 tháng không có trường hợp nào trở về âm tính. Trước khi uống thuốc có 5 người HBeAg(+), sau khi uống thuốc 4 người đã chuyển thành HBeAg(-), chỉ còn 1 trường hợp HBeAg(+).

+ Theo số liệu khảo sát trong số 29 người bệnh thì 13 người ở nhóm điều trị chưa có kháng thể bảo vệ AntiHBe(-), sau khi điều trị bằng siro Hebevera 12 người AntiHBe(-) chuyển thành (+).

+ Men gan (AST, ALT) thuyên giảm rõ rệt so với trước điều trị, P < 0,05.

3. Kết luận.

Từ những nhận định, đánh giá trên, mặc dù số liệu chưa nhiều, chỉ có 29 người viêm gan mạn tính được điều trị sirô Hebevera, nhưng đã cho thấy đây là loại thuốc có tác dụng tốt tương đương với Zeffic và gần bằng Inferron, giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của người bệnh Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

- Xây dựng mô hình thử nghiệm phòng chống bệnh viêm gan B tại xã An Lưu, huyện Kinh Môn bằng hình thức truyền thông giáo dục sức khoẻ và áp dụng điều trị bằng siro Hebevera đạt kết quả tốt, giá thành thuốc điều trị thấp hơn so với chữa trị bằng phương pháp thông thường, từ đó đưa ra được mô hình phòng chống virut viêm gan B tại cơ sở để triển khai áp dụng rộng rãi.

- Ngoài ra, mô hình cũng đã được áp dụng tại huyện Thanh Miện.

- Đề tài đã báo cáo tại Hội nghị gan, mật tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và được hội nghị đánh giá cao.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây