Phòng và hạn chế viêm gan B

ĐỀ TÀI ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ HẠN CHẾ VIÊM GAN B Ở CỘNG ĐỒNG TẠI HẢI DƯƠNG  

Chủ nhiệm công trình: BSCKI. Đoàn Văn Hoan, Trưởng khoa Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.

Cơ quan phối hợp thực hiện: 12 Trung tâm y tế huyện và 68 trạm y tế xã.

Thời gian thực hiện: 9/2001 - 6/2002.

Đề tài được tổng kết.

I. MỤC TIÊU.

Xác định được tình hình nhiễm Virus viêm gan B ở cộng đồng tại Hải Dương và một số yếu tố liên quan đến lây nhiễm HBV, đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, góp phần làm giảm các yếu tố lây nhiễm HBV cho cộng đồng.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Quy mô, đặc điểm và sự phân bố mẫu khảo sát.

Tổng số mẫu nghiên cứu tính toán theo công thức chọn mẫu của ngành y tế là 2.844 người. Số mẫu thực tế nghiên cứu: 2.947 người. Tỷ lệ mẫu nghiên cứu so với dân số của tỉnh là 1,76%. Điểm khảo sát, lấy mẫu ngẫu nhiên là ở 68 xã trong 12 huyện, thành phố.

2. Kết quả xét nghiệm.

2.1. Tỷ lệ người nhiễm HBV (có HBsAg (+).

Bảng 1. Số mẫu nghiên cứu có HBsAg (+)

Kết quả

Số mẫu nghiên cứu

Tỷ lệ %

Cl =95% (±2SD)

Dương tính

492

16,7

16,0-17,5%

Âm tính

2.455

83,3

Cộng

2.947

100,0

Số mẫu có mang HBsAg (+) chiếm tỷ lệ 16,7% tổng số mẫu nghiên cứu

2.2. Phân bố người nhiễm HBV.

Huyện Kinh Môn có số mẫu HBsAg (+) cao hơn các huyện khác (24,7%). Trong đó, xã An Lưu có tỷ lệ người nhiễm cao nhất (32,07%). Huyện Thanh Hà có số mẫu máu dương tính thấp nhất (9,5%). Còn lại Bình Giang (16,19%), Cẩm Giàng (22,67%), Chí Linh (19,04%), Gia Lộc (15,98%), Kim Thành (21,81%), Nam Sách (14,81%), Ninh Giang (12,75%), Thanh Miện (13,92%), TP Hải Dương (16,01%), Tứ Kỳ (14,14%).

Tỷ lệ nhiễm HBV giữa nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

2.3. Phân bố mẫu máu có HBsAg (+) theo nhóm tuổi.

Nhóm tuổi dưới 5 tuổi có tỷ lệ người nhiễm HBV cao nhất (22,6%). Nhóm thanh niên 16 -25 tuổi chiếm vị trí thứ 2 (19,4%). Nhóm trung niên và lao động chính chiếm vị trí thứ 3 (17,7%). Nhóm người cao tuổi (hết tuổi lao động) có tỷ lệ nhiễm HBV thấp nhất (10,2%). Nhóm 4 - 15 tuổi chiếm tỷ lệ 14,8. Nhóm 26 - 45 tuổi chiếm tỷ lệ 17,1%.

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

2.4. Phân bố mẫu nghiên cứu có HBsAg (+) theo nghề nghiệp.

Nhóm công nhân chiếm tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất (20,3%). Tiếp theo là nghề làm ruộng, nội trợ, học sinh. Thấp nhất là nhóm người nghỉ lao động (10,90%) có tỷ lệ HBsAg (+) thấp nhất.

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

2.5. Phân bố mẫu nghiên cứu có theo vùng dân cư.

Dân cư miền núi (Chí Linh, Kinh Môn) có số người mang HBV chiếm tỷ lệ cao nhất (23,8%). Vùng thành phố (Hải Dương) đứng thứ 2 và vùng nông thôn có tỷ lệ người mang HBV thấp nhất (15,1%).

2.6. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm HBV (HBsAg (+).

Bảng 2. Liên quan giữa nhóm tuổi với HBsAg (+).

Nhóm tuổi

Số mẫu nghiên cứu

Số mẫu HBsAg (+)

Tỷ lệ (%)

P

OR* Cl=95%

Trẻ em (£15 tuổi)

801

127

15,9

>0,05

0,42

(0,73-1,15)

Nữ

1.589

249

15,6

Người lớn (>15 tuổi)

2.146

365

17,0

Cộng

804.735

741

48,5

Mối liên quan giữa hai nhóm tuổi với HBsAg (+) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với P > 0,05)

Bảng 3. Liên quan giữa nghề nghiệp với HBsAg (+)

Nghề nghiệp

Số mẫu nghiên cứu

Số lượng HBsAg (+)

Tỷ lệ (%)

P

OR* Cl=95%)

Nông dân

1.265

230

18,3

>0,05

1,29

(0,89-1,88)

Công nhân + viên chức

284

42

14,8

Mối liên quan giữa hai nhóm nghề nghiệp chính với HBsAg (+) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05)

Bảng 4. Liên quan giữa HBsAg (+) với tiền sử tiêm truyền.

Tiền sử

Số mẫu nghiên cứu

Số lượng HBsAg (+)

Tỷ lệ (%)

P

OR* Cl=95%

Có tiêm truyền

1700

378

22,2

<0,001

2,85

(2,26-3,60)

Không tiêm truyền

1245

112

9,0

Số người có tiền sử tiêm truyền bị nhiễm HBsAg (+) cao hơn gấp 2,85 lần số người không tiêm truyền, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)

Bảng 5. Liên quan giữa HBsAg (+) với sử dụng kim tiêm.

Cách sử dụng

Số mẫu nghiên cứu

Số lượng HBsAg (+)

Tỷ lệ (%)

P

OR* Cl=95%

Sử dụng chung

1.104

313

28,3

<0,05

3,37

(2,86-4,96)

Sử dụng riêng

596

65

10,9

Số người sử dụng chung bơm kim tiêm có tần suất mang HBV cao hơn gấp 3,37 lần số người sử dụng bơm kim tiêm riêng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Bảng 6. Liên quan giữa HBsAg (+) với tiêm phòng viêm gan B.

Tiêm phòng

Số mẫu nghiên cứu

Số lượng HBsAg (+)

Tỷ lệ%)

P

OR* Cl=95%)

Chưa tiêm

2.295

369

16,1

>0,05

0,82

(0,65-1,04)

Đã tiêm

650

121

18,6

Số người đã tiêm phòng viêm gan B gặp tỷ lệ mang HBV cao hơn số người chưa tiêm. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.

2.7. Liên quan giữa HBsAg (+) với các mối quan hệ trong gia đình.

Qua phân tích trong số 107 hộ gia đình có người nhiễm HBV cho kết quả như sau:

- Số hộ gia đình có cả mẹ và con nhiễm HBV gặp với tỷ lệ cao nhất (53,3%).

- Số hộ gia đình có vợ hoặc chồng nhiễm HBV đứng vị trí thứ 2 với 18,7%.

- Số hộ gia đình có cả vợ, chồng và con bị nhiễm chiếm tỷ lệ khá cao (11,2%)

- Số hộ gia đình chỉ có 1 người trong gia đình bị nhiễm chiếm tỷ lệ 16,8%

3. Kết quả khảo sát về kiến thức của các đối tượng nghiên cứu và các biện pháp can thiệp của nhà nước đối với HBV.

Nhận thức của nhân dân về bệnh viêm gan B và HBV còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng, chống và hạn chế lây nhiễm bệnh trong cộng đồng. Các biện pháp can thiệp của Nhà nước (tuyên truyền, tiêm phòng...) chưa sâu, rộng, hình thức còn nghèo nàn, hiệu quả còn thấp.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học cảnh báo ngành y tế, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm đến bệnh viêm gan siêu vi trùng B, tích cực tổ chức các hoạt động như:

- Tổ chức tiêm phòng cho bà mẹ có thai và trẻ em trên toàn tỉnh.

- Kiểm tra viêm gan B cho bà mẹ có thai.

- Sử dụng bơm kim tiêm 1 lần tại các cơ sở y tế.

- Khuyến cáo những người viêm gan B đi kiểm tra định kỳ tại bệnh viện.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây