Thời gian gần đây, giá một số thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm, trứng... tăng cao đột biến được không ít ý kiến cho rằng có nguyên nhân do thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua với số lượng lớn gây nên tình trạng khan hiếm nguồn cung cho thị trường trong nước.
Hàng năm vào các tháng mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ đối với các loại thịt thường giảm từ 5 - 7% nên giá bán thường khó tăng. Nhưng thời gian qua trên địa bàn Thủ đô giá thịt lợn đã tăng thêm từ 7.000 - 15.000 đồng/kg. Thịt gà tăng khoảng 5.000 đồng/kg, trứng vịt cũng đang được bán với giá 33.000 - 35.000 đồng/chục, tăng thêm từ 3.000 - 5.000 đồng/chục.
Tình hình này đã dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung cục bộ tại một số nơi khiến cho giá bán của một số thực phẩm trên thị trường bị đẩy lên. Nhưng, "chăn nuôi trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa, trong điều kiện bình thường việc xuất khẩu hay nhập khẩu khoảng 3 – 5% sản lượng làm ra cũng không hề ảnh hưởng đến sản xuất và thị trường".
Trong khi đó, tình hình hiện nay đang khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi vì bệnh dịch được kiểm soát. Mặc dù, từ đầu năm đến nay giá thức ăn chăn nuôi tăng 20% nhưng giá bán thành phẩm lại tăng từ 30 - 60%. 5 tháng đầu năm, lượng thịt nhập khẩu về Việt Nam cũng chỉ khoảng 30.000 tấn, thấp hơn so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo người dân cần phải hết sức thận trong vì việc thu gom gia súc, gia cầm nhỏ lẻ này có thể làm lây lan dịch bệnh.
Đồng thời, khi người dân ồ ạt đầu tư vào chăn nuôi chỉ 2 - 4 tháng khi các lứa gia súc, gia cầm mới có thể xuất chuồng nếu nhu cầu trên thị trường giảm thì sẽ gây dư thừa, theo đó giá bán sẽ giảm mạnh gây thiệt hại trực tiếp cho các hộ chăn nuôi.
Bên cạnh đó, khi lựa chọn con giống người chăn nuôi phải hết sức thận trọng, phải mua ở các cơ sở đã được tiêm phòng và cần có hợp đồng đảm bảo về chất lượng con giống đối với các nhà cung cấp để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
Một yếu tố khác mà các hộ chăn nuôi cũng phải hết sức chú ý đó là hiện nay nước ta vẫn phải nhập khẩu tới 60 - 65% nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vì vậy, giá bán của mặt hàng này phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của thị trường thế giới.
Tình hình này đã dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung cục bộ tại một số nơi khiến cho giá bán của một số thực phẩm trên thị trường bị đẩy lên. Nhưng, "chăn nuôi trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa, trong điều kiện bình thường việc xuất khẩu hay nhập khẩu khoảng 3 – 5% sản lượng làm ra cũng không hề ảnh hưởng đến sản xuất và thị trường".
Trong khi đó, tình hình hiện nay đang khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi vì bệnh dịch được kiểm soát. Mặc dù, từ đầu năm đến nay giá thức ăn chăn nuôi tăng 20% nhưng giá bán thành phẩm lại tăng từ 30 - 60%. 5 tháng đầu năm, lượng thịt nhập khẩu về Việt Nam cũng chỉ khoảng 30.000 tấn, thấp hơn so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo người dân cần phải hết sức thận trong vì việc thu gom gia súc, gia cầm nhỏ lẻ này có thể làm lây lan dịch bệnh.
Đồng thời, khi người dân ồ ạt đầu tư vào chăn nuôi chỉ 2 - 4 tháng khi các lứa gia súc, gia cầm mới có thể xuất chuồng nếu nhu cầu trên thị trường giảm thì sẽ gây dư thừa, theo đó giá bán sẽ giảm mạnh gây thiệt hại trực tiếp cho các hộ chăn nuôi.
Bên cạnh đó, khi lựa chọn con giống người chăn nuôi phải hết sức thận trọng, phải mua ở các cơ sở đã được tiêm phòng và cần có hợp đồng đảm bảo về chất lượng con giống đối với các nhà cung cấp để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
Một yếu tố khác mà các hộ chăn nuôi cũng phải hết sức chú ý đó là hiện nay nước ta vẫn phải nhập khẩu tới 60 - 65% nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vì vậy, giá bán của mặt hàng này phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của thị trường thế giới.
(Theo VNEconomy)