Giải pháp sản xuất vụ mùa năm 2024 và vụ đông năm 2024 - 2025

Giải pháp sản xuất vụ mùa năm 2024 và vụ đông năm 2024 - 2025

Những năm qua, tỉnh Hải Dương luôn xác định cây rau màu vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên các địa phương tập trung chỉ đạo mở rộng sản xuất, nhất là các cây vụ đông giá trị kinh tế cao. Thời tiết được đánh giá là thuận lợi cho cây trồng vụ đông sinh trưởng và phát triển đạt năng suất cao, chất lượng tốt, ít bị sâu bệnh hại. Giá bán các loại rau đều cao hơn so vụ đông năm trước. Cơ cấu cây trồng tiếp tục được dịch chuyển tích cực theo hướng mở rộng diện tích cây rau màu có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ.
Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn, một hiện vật Phật giáo tiêu biểu, được công nhận Bảo vật quốc gia

Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn, một hiện vật Phật giáo tiêu biểu, được công nhận Bảo vật quốc gia

Khu Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc địa bàn TP. Chí Linh - một khu di tích lịch sử văn hóa, đồng thời là một danh thắng nổi tiếng, điểm đến thường xuyên của đông đảo du khách gần xa. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của khu di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc là di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 548/QĐ-TTg, ngày 10/5/2012.
Một số kinh nghiệm về đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số nông nghiệp trên thế giới

Một số kinh nghiệm về đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số nông nghiệp trên thế giới

Hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng các chương trình chuyển đổi số quốc gia và xác định là một chính sách ưu tiên phát triển hàng đầu. Chuyển đổi số nông nghiệp góp phần chuyển đổi hệ thống nông sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, giúp giải quyết bài toán về năng suất, chất lượng, tối ưu quy trình và giảm thiểu chi phí tối đa để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, qua đó giúp cho ngành nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Hải Dương: Mô hình chế biến cá rô phi làm tăng giá trị sản phẩm

Hải Dương: Mô hình chế biến cá rô phi làm tăng giá trị sản phẩm

Cá rô phi là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt cá có thành phần dinh dưỡng đa dạng, trong 100 gram phần thịt cá cung cấp 100 - 103 Kcal, hàm lượng protein 20%, tro 1,2%, chất béo 2,3%, phospho 147,5 mg, canxi 50 mg ngoài ra còn chứa các thành phần dưỡng chất khác như axit béo omega-3, selen, phốt pho, kali, vitamin B12, niacin, vitamin B6 và axit pantothenic... Cá rô phi được coi là một nguồn cung cấp protein chính ở nhiều nước phát triển, với hương vị thơm ngon, giàu khoáng chất và protein, ít chất béo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người.
Ứng dụng KHCN trong hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh

Ứng dụng KHCN trong hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh

Hải Dương là tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, có nhiều tiềm năng, lợi thế thuận lợi nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Để khai thác, phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai và các tài nguyên hiện có; những năm qua Sở Khoa học và Công nghệ đã đồng hành cùng với các hộ nông dân, DN trên địa bàn tỉnh đề xuất và được Bộ KHCN phê duyệt thực hiện một số dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025.
Hải Dương: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Hải Dương: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, tập trung chuyển đổi và phát triển các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, sản xuất hàng hóa tập trung, đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn VietGap và xuất khẩu; xây dựng thương hiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại, chủ động mời gọi, kết nối, giúp đỡ các doanh nghiệp vào liên kết sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm cho người dân. Từ đó ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã trở thành 1 trong 4 trụ cột chính trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Tứ Kỳ

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Tứ Kỳ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là hướng phát triển của nhiều địa phương, nhằm xây dựng nền nông nghiệp an toàn, bền vững. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ dân ở huyện Tứ Kỳ thực hiện nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ít gây tác động xấu cho môi trường.
Chuyển giao ứng dụng tiến bộ trong chăm sóc và quản lý dịch bệnh trên cây ổi

Chuyển giao ứng dụng tiến bộ trong chăm sóc và quản lý dịch bệnh trên cây ổi

Cây ổi là loại cây ăn quả nhiệt đới dễ trồng, dễ nhân giống và có tính chống chịu tốt với sâu bệnh. Là một trong những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học về giống cây ăn quả, các biện pháp canh tác và phòng trừ sâu bệnh cũng được áp dụng ở các địa phương trong tỉnh. Việc đưa những giống ổi mới có năng suất, chất lượng, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh, đồng thời bổ sung cho cơ cấu giống cây ăn quả góp phần làm tăng diện tích, sản lượng và chất lượng cây ăn quả.
Xã An Thượng (TP. Hải Dương): Bảo quản cà chua sau khi thu hoạch

Xã An Thượng (TP. Hải Dương): Bảo quản cà chua sau khi thu hoạch

Cà chua (Lycopersicon esculentum) là một loại rau ăn quảcó giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin C và beta-carotene, đặc biệt là lycopene và ngày càng có nhiều giống mới được lai tạo và đưa vào sản xuất. Cà chua là loại quả rất dễ bị hỏng sau quá trình thu hái, chịu nhiều tác động của các yếu tốngoại cảnh cũng như con người.
Tỉnh Hải Dương ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Tỉnh Hải Dương ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Năm 2023, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh Hải Dương so sánh với năm 2010 ước đạt 22.617 tỷ đồng, tăng 4,45% so với năm 2022. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 196 triệu đồng/ha, vượt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ cơ giới hoá trong sản xuất đã được áp dụng nhiều trong lĩnh vực trồng trọt, riêng sản xuất lúa đã áp dụng cơ giới hóa ở tất cả các khâu.
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phòng, chống sâu bệnh hại trên cây ổi và na theo hướng an toàn

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phòng, chống sâu bệnh hại trên cây ổi và na theo hướng an toàn

Hiện nay, tỉnh Hải Dương có gần 1.000 ha na, đứng thứ 3 miền Bắc chỉ sau Lạng Sơn và Quảng Ninh sản lượng trên 13.200 tấn/năm. Na được trồng chủ tại TP. Chí Linh. Huyện Thanh Hà có hơn 1.767 ha trồng tập trung ở 3 xã Thanh Xuân, Liên Mạc và Tân Việt. Năm 2020 sản lượng đạt 57.600 tấn, giá trị sản xuất đạt trên 400 tỷ đồng. Theo Viện Bảo vệ thực vật, có 33 đối tượng sâu hại cây na, ở Chí Linh bệnh vàng lá thối rễ, bọ trĩ, nhện đỏ và bọ vòi voi hại hoa gây thiệt hại cho sản xuất na và làm giảm năng suất từ 25 - 30%.
Huyện Thanh Hà: Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển trang trại

Huyện Thanh Hà: Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển trang trại

Những năm qua trên địa bàn huyện Thanh Hà, mô hình phát triển kinh tế trang trại trong sản xuất của huyện đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đã dạng các loại cây trồng, vật nuôin có giá trị kinh tế cao, tạo nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm trong cơ chế thị trường, hướng tới sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững như nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây