Bệnh cháy bìa lá hại lúa

Bệnh cháy bìa lá (bạc lá lúa) do vi khuẩn Xanthomonas ozyzae gây ra. Bệnh có thể phát sinh gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Tuy nhiên thường hại nhiều từ khi lúa đứng cái trở đi…
Vi khuẩn xâm nhập vào trong cây qua khí khổng, thuỷ khổng ở trên mép lá, chóp lá sau đó lan dần vào phiến lá hoặc lan thẳng xuống gân chính. Vết bệnh rộng dần ra theo đường gợn sóng hoặc thẳng. Vết bệnh có màu xanh tái, sau chuyển dần sang vàng lục rồi nâu xám hoặc trắng bạc. Ranh giới giữa chỗ bị bệnh và không bị bệnh rất rõ rệt, có giới hạn theo đường gợn sóng màu vàng rơm (đôi khi ranh giới này khônh có mầu vàng).
Khi tiếp xúc với bề mặt của lá lúa có màng ướt, vi khuẩn di chuyển vào bên trong mô lá qua thuỷ khổng, khí khổng hoặc vết thương cơ giới. Khi vào bên trong vi khuẩn sinh sản nhân nhanh số lượng. Thông qua mạch dẫn chúng di chuyển rộng dần ra xung quanh.
Trên bề mặt lá lúa bị bệnh, vào những ngày mưa ẩm hoặc vào lúc sáng sớm thường xuất hiện những giọt keo vi khuẩn mầu vàng ứa ra từ chỗ vết bệnh, cây lúa bị tàn lụi, tỷ lệ lép lửng sẽ rất cao, làm giảm năng suất. Bệnh lây truyền cho vụ sau chủ yếu qua hạt giống và tàn dư của cây lúa bị bệnh trên đồng ruộng ở vụ trước. Ngoài cây lúa, còn thấy bệnh gây hại nặng khi nhiệt độ không khí khoảng 26-30 độ C, ẩm độ không khí trên 90%, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết có mưa to, gió lớn hoặc bão.
Những ruộng trồng giống nhiễm, những ruộng đang ở giai đoạn đứng cái, làm đóng trở đi, những ruộng được bón nhiều phân đạm, cây lúa tốt lốp, yếu ớt…thường là những ruộng bị bệnh gây hại nhiều hơn những ruộng khác.
lua_chay
Để hạn chế tác hại của bệnh, phải kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ. Sau đây là một số biện pháp chính:
Ở những vùng thường bị bệnh gây hại nặng hàng năm, bằng thực tế đồng ruộng của những vụ trước, bà con nên chọn những giống ít bị nhiễm bệnh để gieo sạ (tốt nhất nên tham khảo ý kiến của cán bộ BVTV hoặc khuyến nống ở địa phương). Không nên gieo sạ những giống dễ bị nhiễm bệnh nhiều như Jasmine, Khao Daw Mali… Không nên mua giống trôi nổi trên thị thường hoặc dùng lúa thịt để làm giống, nên mua giống ở những nơi đáng tin cậy như Cty giống, Viện nghiên cứu hoặc Trung tâm giống cây trồng… để có được giống tốt.
- Trước khi xuống giống phải thu gom sạch rơm rác, tàn dư của cây lúa từ vụ trước và cỏ dại trên ruộng, nhất là một số loài cỏ là ký chủ phụ của bệnh như đã nói ở phần trên.
- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, giảm bớt ngồn đạm vô cơ, nếu có điều kiện nên tăng cường phân hữu cơ đã được ủ hoại mục.
- Phải kiểm tra ruộng lúa thường xuyên, nếu thấy lúa chớm bị bệnh cần ngững bón phân đạm, bón bổ sung thêm phân kali, rồi dùng thuốc Alpine 80WDG, liều lượng 1,0kg thuốc/ha (pha 20 gram thuốc cho một bình 8 lít, rồi xịt 5 bình cho một công ruộng (1.000 m2).
Sau đó khoảng 7-10 ngày, xịt lần 2 bằng thuốc Hoả tiễn 50SP, liều lượng 0,5kg/ha (pha 10 gram thuốc trong một bình xịt loại 8 lít, xịt 5 bình cho một công ruộng).
Trong vụ hè-thu và vụ mùa, sau mỗi đợt mưa bão, gió lớn nên phun ngừa bằng một trong hai loại thuốc trên.
NNVN

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây