Cây hành “Onion” có nguồn gốc ở châu Á và được sử dụng, canh tác từ thời tiền sử. Hành có thể được chia ra thành 2 nhóm là: hành khô “dry onion” (được thu hoạch khi thành thục) và hành lá “green onion” (được thu hái trước khi củ phát triển đầy đủ). Hành khô có có nhiều giống như hành trắng, hành đỏ, hành nâu, hành dưa. Hành lá có nhiều cách gọi như hành xuân và hành xalát (Donna Hay, 2000). Về công dụng của hành, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hành không chỉ được sử dụng như gia vị mà còn là một loại kháng sinh thực vật có nhiều ứng dụng trong y học. Người Ấn Độ đã sử dụng cây hành để chữa bệnh từ cách đây hàng ngàn năm, còn người Ai Cập Cổ đại đã ghi nhận là hành có thể làm dịu hơn 8.000 bệnh tật. Khoa học hiện đại đã phát hiện ra nhiều thành phần chống bệnh của hành, thậm chí còn tốt hơn cả tỏi ở một khía cạnh nào đó.
- Lá hành tươi
+ Bảo vệ sức khoẻ cho tim: Thường xuyên ăn hành, cũng giống như tỏi, sẽ giúp bạn hạ thấp nồng độ cholesterol và huyết áp cao, từ đó giúp ngăn chặn chứng xơ vữa động mạch, tiểu đường và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Tác dụng hữu ích này có được là nhờ hợp chất Sulphua, Crom và Vitamin B6 trong cây hành (các chất giúp ngăn chặn đau tim bằng cách hạ thấp nồng độ Homocysteine-yếu tố gây nguy cơ đáng kể cho đau tim và đột quỵ). Trong một nghiên cứu ở hơn 100.000 người, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người có chế độ ăn nhiều hành giúp giảm được 20% nguy cơ đau tim.
+ Tăng cường sức khoẻ cho dạ dày: Chỉ cần ăn hành từ hai đến ba lần trong một tuần cũng giúp giảm được đáng kể nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày. Khi chế biến thịt, cho thêm ít hành sẽ giúp làm giảm lượng Carcinogens được tạo ra trong quá trình thịt được đun nấu ở nhiệt độ cao, từ đó giúp cho dạ dày tránh được sự tác động của chất độc hại này.
+ Chống lại nhiều bệnh ung thư: Trong các nghiên cứu tại khu vực Nam Âu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, ăn hành giảm được 84% nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm miệng và họng, giảm được 88% nguy cơ ung thư thực quản, 83% nguy cơ ung thư thanh quản và 25% nguy cơ ung thư vú, 73% nguy cơ ung thư buồng trứng, 73% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và 38% nguy cơ ung thư tế bào thận so với những người không ăn hoặc ăn rất ít hành.
- Hành khô:
+ Tăng cường sức khoẻ cho xương: Sữa không phải là thực phẩm duy nhất tăng cường sức khoẻ cho xương. Hành cũng có thể giúp duy trì sức khoẻ cho xương không kém. Trên đây là kết luận của một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hoá học thực phẩm và nông nghiệp (Mỹ). Các nhà khoa học đã phát hiện một chất mới có trong hành là Gamma-L-glutamyl-trans-S-1-propenyl-L-cysteine sulfoxide (GPCS) có thể ngăn chặn chứng loãng xương.
+ Chống viêm nhiễm và hoạt động của vi khuẩn: Nhiều chất chống viêm trong hành có thể làm tính nghiêm trọng của các triệu chứng liên quan đến chứng viêm như sưng tấy, đau đớn của bệnh viêm khớp, thấp khớp, viêm dị ứng của bệnh hen suyễn và sung huyết đường hô hấp.
+ Chống bệnh tiểu đường: Càng ăn nhiều hành, nồng độ glucose được phát hiện trong miệng và tĩnh mạch càng ít. Nhiều cuộc thử nghiệm và những bằng chứng về lâm sàng đã cho thấy, chất Allyl propyl disulfide có tác động đến hiệu ứng này và hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng insulin tự do sẵn có trong cơ thể. Allyl propyl disulfide thực hiện điều này bằng cách đấu tranh với Insulin để chiếm các phần ở bên trong gan, nơi và Insulin không hoạt động.
+ Chống ung thư ruột kết: Trong hành có chứa rất nhiều Fructo-oligosaccharides, chất này kích thích sự phát triển của Fibidobacteria khoẻ mạnh và gây ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại tiềm ẩn trong ruột kết. Ngoài ra, Fructo-oligosaccharides còn có thể làm giảm sự phát triển khối u của các tế bào ung thư ruột kết.
VVT(tổng hợp)