Tình hình dịch hại lúa vụ mùa và biện pháp phòng trừ dịch hại vụ mùa năm 2010

Một số đối tượng dịch hại chủ yếu phát sinh gây hại trong vụ mùa, như: bệnh lùn sọc đen, rầy lưng trắng-rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm, chuột, ốc bươu vàng, nhện gié, bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn, bệnh lem lép hạt...
Tình hình dịch hại lúa vụ mùa và biện pháp phòng trừ dịch hại vụ mùa năm 2010
Thời điểm gây hại
- Ốc bươu vàng: lúa gieo thắng và lúa cấy mạ non (2-3 lá) là diện hại chủ yếu từ đầu vụ mùa đến cuối tháng 7, ốc hại diện rộng, mật độ cao hàng trăm con/m2 (ốc non).
- Rầy lưng trắng-rầy nâu: xuất hiện từ trên mạ từ đầu vụ là môi giới truyền bệnh Lùn sọc đen cho lúa ngay từ trên mạ; Rầy gây hại trực tiếp từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8 (lưa 5), phân bố rộng một số diện tích lúa mùa sớm có mật độ cao và có cháy ổ; lứa 6 rầy hại từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 9 hại lúa mùa sớm đang trỗ bông đến đông sữa, rầy hại cao; l
a 7 hại lúa mùa muộn từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
- Bệnh lùn sọc đen: Bệnh xuất hiện ngay từ trên mạ và biểu hiện ra ngoài từ giữa tháng 7 và tăng dần đến lúc lúa trỗ thoát, bệnh có khả năng gây thành dịch trên diện rộng nếu không kiểm soát được rầy lưng trắng; bệnh tăng dần từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Lứa 5 bướm vũ hoá từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 sâu non hại lúa mùa đẻ nhánh đến đẻ rộ từ đầu đến giữa tháng 8, lứa 6 bướm vũ hoá từ cuối tháng 8, sâu non hại lúa giai đoạn cuối đẻ và đòng-trỗ, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9; sâu hại diện rộng, mật độ hàng trăm con/m2 , gây hại lá đòng và làm giảm năng suất nếu thời kỳ phát triển của sâu có mưa nắng xen kẽ.
- Sâu đục thân hai chấm: Lứa 4 bướm vũ hoá từ đầu tháng 8, sâu non gây dảnh héo cho mùa trung và muộn, gây bông bạc cho mùa cực sớm từ giữa đến cuối tháng 8; lứa 5 vũ hoá từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 gây bông bạc cho lúa mùa trung trỗ muộn và mùa muộn từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 (chủ yếu trên lúa nếp cái hoa vàng, nếp quýt, nếp xoắn...).
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: xuất hiện từ giữa tháng 8 hại các trà lúa từ đẻ nhánh đến có đòng trở đi; các giống lúa lai, giống lúa thơm, nếp, Q5, KD 18...bị hại nặng, nếu thời tiết có nhiều mưa giông bệnh sẽ hại nặng.
- Bệnh khô vằn: Bệnh gây hại tăng nhanh từ đầu tháng 8 (từ đẻ rộ) đến khi lúa chín. thời tiết nắng nóng; cấy rầy, ruộng thiếu nước; ruộng bón thừa đạm...bệnh hại nặng.
- Nhện gié: đây là đối tượng mới xuất hiện 5 năm trở lại đây, chúng rất nhỏ, khó phát hiện, sống và gây hại tập trung ở trong bẹ lá, nên rất khó phòng trừ, khi nhìn thấy vết hại thì đã quá muộn cho việc trừ diệt, nhện tập trung gây hại trên lúa từ lúc có đòng đến chín, hại nặng trên lúa sớm, ruộng thiếu nước, ruộng bị bệnh nặng làm lú bị lép, lửng.
Ngoài ra nếu thời tiết khi lúa trỗ có mưa và lạnh th
ì bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt gâyhại lúa mùa chính vụ trỗ muộn từ cuối tháng 9 và lúa mùa muộn trỗ đầu tháng 10; bệnh hại cục bộ...
Biện pháp phòng-trừ:
- Cấy rầm sớm: thu dọn tàn dư cỏ bờ, vệ sinh đồng ruộng để diệt cư trú của rầy nâu-rầy lừng trắng và sâu bệnh.
- Không bón thừa đạm đối với từng giống, bón tập trung không bón lai rai; bón cân đối các loại phân NPK, bón đạm theo phương pháp so mầu lá lúa (bón đạm theo nhu cầu cây lúa). Cấy mật độ hợp lý với từng loại giống.
- Giữ đủ nước trong quá trình sinh trưởng của cây lúa, áp dụng điều chỉnh nước ruộng theo quá trình sinh trưởng của cây lúa để đạt hiệu quả rảnh hứu hiệu tối đa hợp lý.
- Thăm đồng thường xuyên, kiểm tra tình hình sinh trưởng và dịch hại để có biện pháp xử lý hiệu quả nhất.
 Đối với các loại bệnh: Lùn sọc đen, rầy lưng trắng-rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, trừ sâu đục thân hai chấm,trừ ốc bươu vàng, phòng bệnh bac lá...cần sử dụng các loại thuốc trừ sâu đặc trị cho từng loại bệnh trên cây lúa, từ lúc cây lúa mới phát bệnh cho đến khi nhiễm bệnh trên diện rộng.
+ Bệnh lùn sọc đen:
Trừ bệnh khi lúa xuất hiện bệnh.
Từ cấy
đến lúa đứng cái, khi phát hiện lúa bị bệnh cần phải nhổ vùi những cây bị bệnh, cấy dặm cây khoẻ; Phun thuốc trừ rầy không kể bằng thốc nội hấp trên ruộng bị bệnh và những ruộng xung quanh. Bón cân đối N-P-K, khi lúa chưa phục hồi ra lá mới chỉ nên bón lân và kali;
Từ phân hoá đòng
đến trỗ: Nhổ vùi những cây bị bệnh; phun thuốc trừ rầy không kê mật độ bằng thuốc nội hấp, tiếp xúc;
Từ trỗ
đến lúa chín: phun thuốpc trừ rầy bằng loại thuốc tiếp xúc.
Tiêu huỷ cả ruộng bị bệnh:
Chỉ thực hiện khi lúa không còn khả năng cho năng suất (nhiễm nặng, khó phục hồi). Trước khi tiêu huỷ phun thuốc trừ rầy bằng loại thuốc tiếp xúc.
Tiến hành gieo cấy lại nếu còn thời vụ, nếu hết thời vụ trông cây khác (trừ ngô-thay lúa nếu điều kiện cho phép.
+ Trừ rầy lưng trắng-rầy nâu:Trên lúa đẻ nhánh
đến đón đòng: phun trừ khi mật độ rầy từ 2.000-3.000 con/m2 ; trên lúa trỗ - đ đuôi thì phun trừ khi mật đô rầy từ 1.000 con/m2 bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Penalty Gold 50 EC, Alika 247SC, Nibas 50 ND, Execl Basa 50 ND, Ba sa 50 ND...liều lượng như hướng dẫn trên bao bì
+ Trừ sâu cuốn lá nhỏ: Tiến hành trừ khi sâu non mới nở, bằng các loại thuốc đặc hiệu có ch
a hoạt chất: Chlorantraniliprole, Amamectin, Emamectin, Chlorpyrifos Ethyl...như: Tasodant 60EC, Vitako 40 WG, Tango, Reagant 3.6 EC, Dylan 1.9 EC...
+ Trừ sâu đục thân hai chấm:  cuối tháng 8 và cuối tháng 9, khi mật độ 0.2-0.3 ổ/m2 giai đoạn đòng già-trỗ. Nếu ở giai đoạn đẻ nhánh thì khi mật độ 0.4-0.5 ổ trứng/m2 tiến hành trừ. Trừ sâu đục thân bằng thuốc có hoạt chất: Chloraniliprole, Emamectin, fipronin, Chlorpyrifos Ethyl...như thuốc: Tasodant, Viatako, Wavotox...
+ Trừ ốc bươu vàng: Biện pháp thủ công: gom trứng, ốc bằng tay; khi mật độ cao dùng thuốc có hoạt chất: Metaldehyde, Nicóamide, Nicosamide-olamide, như thuốc: Goldcup 575WP, Pazol 700 WP; VT-dax 700 WP...
+ Phòng trừ bệnh bạc lá: Bón phân cân đối, bón kết thúc s
m, không bón lai rai, tăng cường bón phân Kali. Phun phòng trên giống nhiễm khi thời tiết chuẩn bị có mưa giông, dung thuốc như: Shirahagen, Xanthomix, Sansai, Starner.
Trước tình hình thời tiết c
ó nhiều diễn biến phức tạp, bà con nông dân cần chú trng công tác phòng trừ sâu bệnh hại lúa và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả, an toàn để vụ lúa mùa năm 2010 đạt năng suất cao..
N.T.T.Biên soạn theo tài liệu của chi cục BVTV

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây