Hải Dương: phòng trừ sâu bệnh thối nhũn nhũn hành, tỏi tại nông hộ.

Sáng ngày 17/6/2010, tại xã Hiệp Hoà, huyện Kinh Môn ( Hải Dương) Viện Bảo vệ thực vật đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương tổ chức đánh giá kết quả 2 loại thuốc Kocide 53.8 DF và Balacide 32 WP trừ bệnh, bảo vệ hành, tỏi sau thu hoạch.
Tỉnh ta hiện có 5.000 ha trồng hành, tỏi, lớn nhất khu vực đồng bằng sông Hồng, trong đó có 3 huyện trồng hành, tỏi chính là huyện Kinh Môn, Kim Thành và Nam Sách. Tuy nhiên, bệnh thối nhũn hành, tỏi đã làm thiệt hại từ 5 đến 50% sản phẩm trong quá trình sản xuất và bảo quản sau thu hoạch. Trước những khó khăn đó, Viện Bảo vệ thực vật đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ cùng các huyện Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh tại 20 hộ dân thuộc các xã Hiệp Hòa (Kinh Môn) và Nam Trung (Nam Sách) để có biện pháp phòng, trừ.
bao_quan_toi
Hành, tỏi sau khi thu hoạch về được tiền hành phơi khô cho tới khi vỏ khô và héo toàn bộ lá. Sau đó bóc bỏ lớp vỏ ngoài của củ, cắt bỏ rễ, bó thành từng túm (2-3kg/túm) rồi đưa lên giàn bảo quản theo các công thức khác nhau.Qua đó Viện xác định được 6 loại bệnh gây hại trên hành và 4 loại nấm gây hại trên tỏi đã làm giảm năng suất, chất lượng thương phẩm hành, tỏi sau thu hoạch. Từ đó Viện đã sử dụng thuốc Kocide 53.8 DF  cho 2 hộ với 10 tấn hành, tỏi và Balacide 32 WP 3 hộ với 15 tấn hành, tỏi để trừ bệnh. Sau ba tháng bảo quản, tỷ lệ bệnh hành, tỏi bị thối nhũn chỉ còn từ 1,5 đến 2,5%, giảm 9-10% so với hành, tỏi đối chứng.
Trước hiệu quả bước đầu của biện pháp phòng trừ bệnh thối nhũn hành tỏi bằng phương pháp dùng thuốc Kocide 53.8 DF và Balacide 32 WP, dự kiến trong thời gian tới, biện pháp này sẽ được áp dụng cho nhiều hộ dân trồng hành, tỏi trong tỉnh.
Phạm Ninh Hải
Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương
 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây