Cây sắn dây trên đất Kinh Môn

Kinh Môn là vùng đất có nhiều thế mạnh sản xuất nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng truyền thống được xác định là cây trồng mũi nhọn của huyện, có tiềm năng phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây hành tỏi, cây dâu tằm, lúa nếp cái hoa vàng...và cây sắn dây.

* Hiệu quả kinh tế cao

Cây sắn dây được trồng phổ biến trong huyện, là cây dễ trồng, thích hợp với nhiều chân đất. Diện tích đất trồng sắn dây trên toàn địa bàn huyện là 426,27 ha. Các xã trồng nhiều nhất là Thượng Quận (90ha), An Phụ (65ha), Hiệp An (30ha)...Các xã trồng ít là Thái Thịnh, Minh tân, Duy Tân, Phạm Mệnh cũng có diện tích trồng mỗi xã 5ha

Là người nông dân nhiều năm gắn bó với loại cây trồng này, ông Nguyễn Văn Nam, thôn Trại Mới, xã Hiệp An cho biết: Cây sắn dây cho hiệu quả cao gấp 2-3 lần lúa, phù hợp với nhiều chân đất khác nhau, thậm chí ở những vùng đất ngoài đê. Trên những chân đất canh tác được 3 vụ/năm (2 vụ lúa-1 vụ đông), người dân không trồng cây sắn dây. Cây sắn dây được trồng chủ yếu những chân đất tận dụng; Đó là những chân đất một năm chỉ canh tác được 1 vụ hoặc canh tác được 3 vụ/năm nhưng không hiệu quả.

Theo tính toán của các hộ dân trồng sắn dây, một sào đất cấy 1 vụ lúa, trồng 1 vụ sắn dây/năm, bình quân cho thu hoạch được 2,3 tạ thóc và 6.000.000 đồng từ sắn dây, tính bình quân 1 năm thu được khoảng 7.000.000 đồng/sào, 1 ha thu được 194,46 triệu đồng/năm. Cùng trên đất như vậy, nếu cấy 2 vụ lúa thì năng suất cả năm không vượt quá 4,5 tạ/sào, thu 2 vụ lúa được 2.7000.000 đồng, 1ha thu được 75 triệu đồng/sào. Từ kết quả so sánh như vậy, có thể thấy cây sắn dây đem lại hiệu quả cao cho những vùng đất trũng, không trồng được cây vụ đông hoặc những chân đất cao quá, khó chủ động về tưới tiêu, trong khi đầu tư trồng sắn dây ít so với những cây trồng khác, chủ yếu tập trung ngày tư ban đầu.

Tại một số hộ trồng cây sắn dây, người dân còn trồng xen canh một số loại cây trồng khác như bầu bí, mướp, rau thơm,... Nếu người dân chế biên thành tinh bột sắn dây và đem bán thì nâng cao hiệu quả kinh tế hơn nữa, 1 kg tinh bột sắn dây là 80.000 đồng, 1 sào sắn dây có thế cho mang lại giá trị kinh tế cao nhất cho các hộ nông dân.

Tại các xã sản xuất giống sắn dây nhiều như An Phụ, Thượng Quận đã hình thành nên các chợ chuyên bán giống sắn dây, thu hút rất nhiều thương lái đến mua mang đi nơi khác tiêu thụ.

* Hướng đi đứng đắn

Thực tế cây sắn dây được trồng chủ yếu trên những mảnh đất tận dụng, trồng những cây trồng khác không đem lại hiệu quả kinh tế cao. UBND huyện Kinh Môn đã có chính sách phát triển, tạo điều kiện cho định hướng, quy hoạch vùng trồng sắn dây tập trung, theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng yêu cầu thị trường, chuyển đổi từ những cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng sắn dây. Đồng thời, UBND huyện cũng xác định cây sắn dây là cây trồng truyền thống mũi nhọn của địa phương, đứng sau cây hành tỏi, cây sắn dây đem lại thu nhập cao cho người nông dân.

Năm 2012-2013, UBND huyện Kinh Môn đã thực hiện đề tài "Xây dựng mô hình thâm canh nâng cao hiệu quả sản xuất sắn dây trên địa bàn huyện Kinh Môn". Đề tài đã xây dựng mô hình nhân giống sắn dây tại 2 xã An Phụ và Thượng Quận với 2 giống sắn thân phớt tím và sắn dây thân vàng nhạt, nhân giống theo 3 phương pháp chiết mầm, giâm đoạn thân và trồng trực tiếp bằng khoanh đoạn thân. Kết quả cho thấy nhân giống bằng phương pháp chiết mầm có tỷ lệ sống cao nhất, đạt trên 98%, bầu giống nhỏ, dễ dàng cho vận chuyển, phù hợp với phương thức sản xuất sắn dây theo hướng hàng hóa.

Sau khi xây dựng mô hình nhân giống sắn dây, năm 2012 và 2013, Đề tài đã xây dựng mô hình thâm canh sắn dây tại 5 xã An Phụ, Thượng Quận, Hiệp Sơn, Hiệp An và Hoành Sơn, có sự tham gia của 53 hộ nông dân với quy mô 7ha. Kết quả năm 2013 cho thấy, năng suất sắn dây trong mô hình trung bình đạt 42,34kg/ụ, 1 sào đạt 846,8kg, với giá bán 11.000 đồng/kg, thu được 9,3 triệu đồng/sào, so với sắn dây được trồng ngoài mô hình đạt 8,8 triệu đồng, cao hơn 500 nghìn đồng/sào.

Đề tài triển khai đã giúp người nông dân nâng cao tỷ lệ thành công trong nhân giống, năng suất và chất lượng củ sắn dây, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường tiêu thụ; Giúp cho người trồng sắn dây có một quy trình nhân giống và thâm canh sắn dây cụ thể, mang tính khoa học, phù hợp với điều kiện huyện Kinh môn, dần tiến tới xây dựng thương hiệu tập thể cho sản phẩm sắn dây Kinh Môn.

Mặc dù cây sắn dây đã nhận được sự quan tâm của ngành nông nghiệp tỉnh, huyện, song mới chỉ thực hiện ở công tác xây dựng mô hình thâm canh, hướng dẫn quy trình kỹ thuật và thời vụ trồng, năng suất cây trồng. Trong khi đó, việc tiêu thụ sản phẩm sắn dây sau thu hoạch còn nhiều khó khăn, chưa có công ty doanh nghiệp đứng ra tiêu thụ sản phẩm, người trồng sắn dây thường bị các thương lái ép giá, thị trường bấp bênh. Để cây sắn dây đạt cả năng suất và giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích cho người nông dân, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng sớm có kế hoạch trong việc xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm, trên cơ sở đó tiến tới xây dựng thương hiệu tập thể cho sản phẩm sắn dây Kinh Môn.

Nguyễn Thị Thuận

bÀI NÀY CẦN BỔ SUNG THÊM TƯ LIỆU, HIỆN NAY SỞ ĐÃ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU XONG CHO SẮN DÂY


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây