Kết quả dồn diền, đổi thửa và các giải pháp đẩy nhanh tiến độ trên địa bàn tỉnh

Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng tiềm năng phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng. Đến nay nhiều địa phương vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn trong việc khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất để tăng quy mô đất đai đối với một đơn vị sản xuất (hộ nông dân) là một giải pháp tương đối phức tạp nó liên quan đến nhiều vấn đề như khả năng rút lao động ra khỏi nông nghiệp, chiến lược phát triển nông nghiệp ở mỗi vùng, vấn đề thể chế ruộng đất...
Kết quả dồn diền, đổi thửa và các giải pháp đẩy nhanh tiến độ trên địa bàn tỉnh
Từ năm 2014 - 2015 được sự cho phép của UBND tỉnh Hải Dương, Tiến sỹ Tô Văn Sông, Trưởng khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hải Dương đã nghiên cứu thực hiện đề tài "Đánh giá kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2020". Nhằm nghiên cứu khái quát các vấn đề lý luận liên quan tới dồn điền, đổi thửa qua thực tiễn Việt Nam và thế giới. Đánh giá hiệu quả dồn điền, đổi thửa; hiệu quả sử dụng đất canh tác nông nghiệp giai đoạn 2003 - 2013. Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2020.
Việc dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) đã thành công ở nhiều địa phương trên cả nước, nhưng cũng có những địa phương khi triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Một số nơi tình trạng manh mún về ô thửa cơ bản đã được giải quyết. Số thửa ruộng trung bình/hộ đã giảm từ 10 thửa xuống còn 2 đến 3 thửa. Diện tích một mảnh tăng gấp đôi, gấp 3, nhưng có những nơi số mảnh/hộ hầu như thay đổi không đáng kể sau khi đã thực hiện DĐĐT.
Từ sau khi triển khai thực hiện từ năm 2003 đến nay, chưa có đề tài nào đề cập, đánh giá một cách toàn diện đối với vấn đề DĐĐT để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Thực tiễn hiện nay ở Hải Dương đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan tới đất đai. Hiện tượng người nông dân không còn thiết tha với đất, mảnh đất nghìn đời gắn bó với họ để bỏ ra thành thị kiếm sống, đã xuất hiện có diện tích đất bị bỏ hoang, do hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Đến năm 2006 toàn tỉnh đã chuyển đổi cơ bản toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, giảm số thửa bình quân từ 13-15 thửa /hộ còn 5-7 thửa /hộ, diện tích bình quân mỗi thửa tăng từ 170 -250 m2 lên 300 - 400m2; lập xong toàn bộ hồ sơ địa chính xã. Từ năm 2006 một số địa phương tiếp tục chủ động tiến hành DĐĐT từ 5 - 7 thửa/hộ xuống còn 1 - 3 thửa như: xã Hùng Sơn, Hồng Quang (Thanh Miện); xã Hồng Thái (Ninh Giang), Tứ Xuyên (Tứ Kỳ); Đức Xương (Gia Lộc)...
Theo báo cáo sơ kết một năm thực hiện Kế hoạch số 1704/KH-UBND ngày 13/9/2013 của UBND tỉnh Hải Dương về dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến tháng 8/2014 cơ bản các xã đã triển khai xây dựng đề án, phương án DĐĐT. Trong đó đã có 77 thôn, ở 24 xã đã tổ chức triển khai thực hiện DĐĐT trên đồng ruộng với tổng diện tích DĐĐT là 4.548 ha. Số thửa bình quân cơ bản sau khi đổi thửa đạt từ 1- 2 thửa hộ, diện tích 1 thửa bình quân đạt trên 800 m2, tuy nhiên một số xã chưa đạt chỉ tiêu đề ra (vẫn còn trên 2 thửa/hộ Hồng Thái, Ninh Thành (Ninh Giang); Đức Xuyên (Gia Lộc); Tứ Xuyên, Dân Chủ (Tứ Kỳ). Ở Ninh Giang, đến hết năm 2014, 28/28 xã, thị trấn trong huyện đã thực hiện DĐĐT và chỉnh trang đồng ruộng. Tổng diện tích đã triển khai thực hiện DĐĐT trong toàn huyện là 7.466,89 ha. Diện tích đất trung bình mỗi xuất được giao là 430m2/xuất; Tính đến ngày 26/11/2014, toàn tỉnh đã có 241 thôn, ở 73 xã đã triển khai dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng ngoài thực địa với tổng số diện tích đã dồn điền, đổi thửa là 10.064 ha, số thửa bình quân/hộ sau DĐĐTcơ bản đạt từ 1-2 thửa/hộ, diện tích trung bình đạt trên 800 m2/thửa. Ước tính hết năm 2014 tổng diện tích chuyển đổi là 35.915 ha (chiếm 57% diện tích đất lúa).
Sau 2 năm nghiên cứu thực hiệnTiến sỹ Tô Văn Sông, Trưởng khoa Lý luận Chính trịcùng các cộng sự đãđã hoàn thành các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra. Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận của việc DĐĐT, khảo sát đánh giá kết quả thực hiện chính sách DĐĐT từ năm 2003 đến 2013 và đề xuất các giải pháp thực hiện hiện quả việc DĐĐT giai đoạn 2015 - 2020. Qua đó đã cho thấy: DĐĐT đất nông nghiệp là một vấn đề vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù. Đây là vấn đề không mới nhưng cũng không hẳn dễ dàng thực hiện. Tính phổ biến thể hiện ở chỗ cả nước đều phải quan tâm giải quyết trong quá trình hiện đại hóa đất nước, nhằm chuyển biến nền nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất nông nghiệp hiện đại theo hướng Công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Còn tính đặc thù thể hiện là do hoàn cảnh lịch sử để lại từ khi thực hiện Nghị quyết 03, mà hệ quả của nó chính là tính 2 mặt của việc giao ruộng đến hộ ổn định lâu dài. Tính đặc thù còn thể hiện ở chỗ mỗi địa phương, mỗi xã lại có sự khác nhau về các điều kiện tự nhiên, về cách tiếp cận vấn đề và sự quyết tâm trong chỉ đạo và sự hưởng ứng của nhân dân.
Tỉnh Hải Dương qua 2 lần thực hiện DĐĐT (2003 và 2013) diện mạo nông thôn đã có những thay đổi cơ bản. Các huyện, xã, thôn trong quá trình thực hiện đã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Tỉnh. Từ việc tuân thủ các qui hoạch chung, quy hoạch chi tiết về xây dựng nông thôn mới đến các qui định của Luật đất đai và các văn bản pháp qui hiện hành. DĐĐT và chỉnh trang đồng ruộng đã trở thành phong trào lớn ở nông thôn, được đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng. Nhiều địa phương đã chủ động sáng tạo và vận động nhân dân ủng hộ kinh phí và ngày công và góp một phần diện tích cho quá trình chỉnh trang đồng ruộng. DĐĐT về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra là khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, đất công điền cơ bản được tập trung vào các vị trí qui hoạch cho các công trình công cộng hoặc tập trung thành vùng thuận tiện cho việc quản lý, sử dụng lâu dài. Sau DĐĐT nhiều địa phương đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
 Về giải pháp để tổ chức, thực hiện DĐĐT, tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng địa bàn mà lựa chọn thời điểm, quy mô thích hợp. Để dồn điền đổi thửa thành công, tỉnh Hải Dương cần ban hành các chủ trương chính sách cơ bản phù hợp với yêu cầu thực tế trước mắt và lâu dài. Tổ chức hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm về công tác dồn điền, đổi thửaở từng cấp, khen thưởng kịp thời các đơn vị, địa phương làm tốt, khắc phục những hạn chế trong việc triển khai thực hiện để hoàn thành kế hoạch chung của tỉnh.Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bằng nhiều hình thức để nhân dân thấy được mục đích, ý nghĩa và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước từ đó nhân dân đồng tình, hưởng ứng, và tích cực tham gia DĐĐTtạo thành động lực mới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Kịp thời xử lý nhữngvi phạm về sử dụng đất đai để xử lý theo quy định, đồng thời giao cơ quan nội chính nắm bắt tình hình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn.
DĐĐT không phải là công việc riêng của ngành NN và của riêng người nông dân, mà chính là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Đây cũng là việc làm khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ tâm huyết, có trình độ, am hiểu về chủ trương chính sách và các quy định của pháp luật, kết hợp tốt với sự nhận thức đúng đắn và đồng tình hưởng ứng của các hộ nông dân. Chỉ khi nào đạt được sự thông suốt từ trong Đảng đến người nông dân thì DĐĐT sẽ thành công.
Hải Ninh

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập167
  • Hôm nay53,673
  • Tháng hiện tại1,320,681
  • Tổng lượt truy cập4,025,885
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây