Thanh Hà: Áp dụng kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại vải

Sáng ngày 31 tháng 5 năm 2010, tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà (Hải Dương) Viện Bảo vệ thực vật đã tổ chức Hội nghị bàn về biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại vải thuộc đề tài: "Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để xây dựng mô hình quản lý bệnh hại vải thiều tại huyện Thanh Hà - Hải Dương". Tham dự có ông Hà Bạch Đằng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo và chuyên viên của các Sở, ban ngành như: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở nông nghiệp, Sở Kế hoạch và đầu tư, Viện bảo vệ thực vật...
Thanh Hà: Áp dụng kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại vải
Vải là cây ăn quả đặc sản cổ truyền, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao của nước ta nói chung, huyện Thanh Hà nói riêng, Vải quả thương phẩm là loại quả có chất lượng cao, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, hiện nay nghề sản xuất vải quả đang gặp khó khăn rất lớn nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm, sâu bệnh hại vải làm giảm chất lượng cũng như sản lượng của vải trong những năm gần đây.
Mục tiêu của đề tài: Xác định được thực trạng và những khó khăn trở ngại trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại vải tại huyện Thanh Hà; Điều tra sâu bệnh hại vải tại huyện Thanh Hà và chỉ ra đối tượng gây hại chính; Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, biện pháp hoá học, sinh học trong phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính.
Hiện nay, sâu bệnh hại vải tại huyện Thanh Hà có 8 loài dịch hại trong đó có 5 loài sâu hại và 3 loài bệnh hại thường xuyên xuất hiện và gây hại trên cây vải: Nhện long nhung, sâu đục quả vải, sâu đo hại vải, bọ xít hại vải, sâu đục than, bệnh sương mai, bệnh than thư, bệnh sùi cành (trong đó đáng chú ý 2 đối tượng sâu hại là: sâu đo và sâu đục cuống quả xuất hiện và gây hại chính). Để phòng trừ sâu đo hại vải tại Thanh Hà, Viện bảo vệ thực vật đã tiến hành thử hiệu lực một số thuốc hoá học, sinh học. Kết quả cho thấy công thức xử ký thuốc Bassa 59 EC nồng độ 0,03% sau 3 ngày phun hiệu lực đạt 84,2%, công thức xử lý thuốc Regent 800WG nồng độ 0,1% sau 3 ngày hiệu lực thuốc đạt 68,62%, công thức dung VTB hiệu lực thuốc đạt cao nhất 64,5%. Đối với sâu đục cuống quả vải, sử dụng thuốc Regent 800EC hiệu quả phòng trừ 98,12%, cao nhất là thuốc Actatac 300EC hiệu quả phòng trừ đạt 98,46%. Năm 2010 nhóm đề tài đã tiến hành các biện pháp kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu đục cuống quả và sâu đo hại vải, song do điều kiện thời tiết phức tạp, các biện pháp kỹ thuật chưa thể hiện rõ, do vậy nhóm đề tài tiếp tục theo dõi và nghiên cứu sau.
Nguyễn Thị Thuận

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây