Đẩy mạnh áp dụng VietGAP trong sản xuất cây ăn quả và chăn nuôi

Trồng vải theo quy trình VietGAP. KTNT - Tại buổi tập huấn sản xuất cây ăn quả và chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP do Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam vừa tổ chức tại Thái Bình, nhiều vấn đề về thực hành nông nghiệp tốt, ứng dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất cây ăn quả, chứng nhận quy trình thực hành tốt cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong (VietGAHP) đã được đề cập...Cần thay đổi tư duy làm vườnGS.TS Ngô Thế Dân, Phó chủ tịch Thường trực HLV Việt Nam cho hay, cần phải áp dụng thực hành nông nghiệp tốt bởi đây là yêu cầu cấp thiết, là chìa khóa để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện có nhiều nông sản có mẫu mã đẹp, thậm chí có cả nhãn mác, bao bì xuất khẩu, nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, khi xuất khẩu bị trả lại, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Qua khảo sát, có tới 30 - 60% số mẫu rau, quả đã kiểm tra có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép.Trong khi đó, nước ta vốn có lợi thế về sản xuất cây ăn quả xuất khẩu, có tới 6 loại cây có khả năng cạnh tranh, bao gồm bưởi, thanh long, vải, vú sữa, nhãn, xoài. “Nếu không thay đổi tư duy làm vườn, không áp dụng quy trình GAP thì không thể khai thác được lợi thế, phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường quốc tế. Và như vậy mục tiêu xuất khẩu cây ăn quả năm 2010 đạt 760 triệu USD, đến năm 2020 đạt 1,2 tỷ USD cũng khó đạt được”, ông Dân nhấn mạnh.Theo ông Đặng Đình Liệu, Phó chủ tịch HLV TP. Hải Phòng, không chỉ thị trường nước ngoài mà ở trong nước cũng đòi hỏi sản phẩm nông nghiệp phải đảm bảo chất lượng. Do đó, việc áp dụng VietGAP trong sản xuất cây ăn quả và chăn nuôi có vai trò đặc biệt quan trọng. Với đặc thù của mình, HLV TP. Hải Phòng đang vận động hội viên tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hình thành các mô hình điểm, thực hiện theo quy trình VietGap và đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

vi

Còn ở Thái Bình, các gia trại lớn đang áp dụng quy trình VietGAP nhưng ở cây ăn quả mới bắt đầu thực hiện. Với quy mô toàn tỉnh hơn 5.000 gia trại, trang trại, trong đó trên 1.000 trang trại được công nhận theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT, những năm qua, HLV Thái Bình đã mở nhiều lớp tập huấn cho hội viên, trong đó có hướng dẫn quy trình sản xuất VietGAP. Ông Khúc Văn Thịnh, Phó chủ tịch HLV Thái Bình cho rằng: “Không chỉ nghề làm vườn mà cả ngành nông nghiệp cũng cần đổi mới cách làm để tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, nhiều nông dân còn chưa hiểu hết về tiêu chuẩn VietGAP nên cần phải cho họ mắt thấy, tai nghe qua tham quan mô hình điểm hay tổ chức hội nghị đầu bờ để cung cấp thông tin, hướng dẫn đầy đủ cho bà con”.Thực hiện chặt chẽ quy trình VietGAPTheo TS. Hà Minh Trung, Trưởng ban Dự án HLV Việt Nam, để áp dụng VietGAP thành công, nhà vườn phải quan tâm đến các nguy cơ gây ô nhiễm như đất và môi trường tại vùng sản xuất, phân bón và các chất phụ gia, nguồn nước, hạt giống và cây giống, hóa chất bảo vệ thực vật... hay các tác nhân làm suy giảm chất lượng sau khi thu hoạch. Để có thể hạn chế các tác nhân này cần thu hoạch đúng thời điểm, chọn lọc loại bỏ các quả giập nát bị bệnh hại, bảo quản hoa quả ở nhiệt độ thấp và thoáng...Với ngành chăn nuôi, ông Phạm Văn Đình, Trưởng phòng Trồng trọt (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình) khuyến cáo, chuồng trại phải đảm bảo đủ diện tích, có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn nuôi, có rào ngăn không thả rông gia súc. Nền chuồng phải dễ thoát nước, vững chắc, khô ráo, dễ làm vệ sinh. Có nơi riêng để chứa thức ăn, thuốc thú y... Người chăn nuôi phải có quần áo bảo hộ lao động, quản lý chặt chẽ người ra vào, thực hiện sát trùng khi ra vào khu chăn nuôi. Mặt khác, cần quản lý dịch bệnh chặt chẽ bằng việc lập kế hoạch tiêm phòng vắc-xin, theo dõi tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Phân và các chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi tập trung để xử lý, thay đổi thường xuyên chất độn chuồng. Chất thải lỏng phải đưa vào khu xử lý theo quy định hiện hành. Xây dựng hệ thống thoát nước tránh ngập úng khi có mưa. Kiểm soát tốt côn trùng và chuột bọ bằng biện pháp rắc vôi bột và đặt bẫy bả chuột, không nuôi chim, chó, mèo hoặc các động vật khác trong khu chăn nuôi gia cầm. Khi thuê nhân công phải tập huấn cho họ về kỹ thuật chăn nuôi theo VietGAHP và các quy định về vệ sinh an toàn cũng như các nguy cơ liên quan đến sức khỏe và điều kiện an toàn...
Bao moi.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây