Kim Thành: Áp dung mô hình giống lúa P6 đột biến cho năng suất cao

Sáng ngày 10 tháng 8 năm 2010, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm kết hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương đã tổ chức Hội thảo đầu bờ, đánh giá kết quả thực hiện đề tài: "Ứng dụng phương pháp gây đột biến để cải tạo một số đặc điểm của giống P6", tại xã Đồng Gia huyện Kim Thành.

 

lua_p6b


P6 đột biến (P6đb) được phát triển từ giống P6. P6 là giống lúa chất lượng cao đã được phát triển rộng ngoài sản xuất nhưng P6 vẫn còn nhiều nhược điểm: thời gian sinh trưởng hơi dài (120 ngày), dễ nảy mầm trên bông, nhiễm nặng bệnh lem lép hạt, và rất nhanh mất sức nảy mầm. Viện Cây lương thực và Cây Thực phẩm đã nghiên cứu thành công giống lúa P6 đột biến trên cơ sở cải tạo giống P6 có thời gian sinh trưởng dài thành giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, nhưng cơ bản vẫn giữ được các đặc điểm tốt của nó.
Qua một số vụ năm 2008 và 2009, giống lúa P6đb đã được thử nghiệm thành công tại các xã như: Cẩm La (huyện Kim Thành), Đồng Quang (huyện Gia Lộc)...cho thấy đặc điểm nổi bật của giống lúa này là có dạng hình gọn, cứng, lá có màu xanh đậm, bản lá dầy, cứng, phù hợp với khả năng thâm canh, dòng P6đb chống chịu khá với bệnh bạc lá, nhiễm nhẹ với đạo ôn, khả năng chống đổ tốt, chịu rét rất tốt. Giống lúa P6đb có tốc độ sinh trưởng và thời gian vào chắc đến chín hạt nhanh, số hạt/bông khá, dạng hạt dài nhỏ, xếp xít, màu vàng nhạt sáng, khối lượng 1000 hạt trung bình từ 22g, tỷ lệ lép thấp, thời gian sinh trưởng vụ đông xuân 105-115 ngày, vụ mùa 75-85 ngày, năng suất đạt 50-60 tạ/ha, P6đb có chất lượng gạo khá, trong không bạc bụng, hàm lượng amyloza thấp (11,05-15,5%) nhưng có nhiệt độ hoá hồ cao nên không bị dính.
Giống lúa P6 đb được thử nghiệm tại xã Đồng Gia huyện Kim Thành lần đầu tiên cũng đã cho hiệu quả rõ rệt: thời gian sinh trưởng cựu ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận lợi tốt, P6đb có ưu điểm hơn giống P6 là không bị nảy mầm trên bông trước khi thu hoạch. Do có những đặc điểm trên nên giống P6đb có thể tham gia rất hiệu quả vào cơ cấu luôn canh 3-4 vụ/năm, góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.

Nguyễn Thị Thuận

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây