Chủ nhiệm: BS. Nguyễn Xuân Trực, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương.
Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Y tế tỉnh Hải Dương.
Thời gian thực hiện: 1999 - 2000.
Đề tài được tổng kết.
I. MỤC TIÊU
1. Đánh giá thực trạng về hoạt động YHCT trong toàn tỉnh: hệ thống tổ chức, nhân lực, hoạt động chuyên môn, kinh phí, cơ sở vật chất kỹ thuật.
2. Xây dựng quy hoạch và phát triển YHCT đến năm 2010.
II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
1. Thực trạng YHCT tỉnh Hải Dương
Ban chủ nhiệm đã tiến hành điều tra tại Bệnh viện YHCT tỉnh, khoa YHCT Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 12 khoa bệnh viện huyện, thành phố, 263 xã, phường, thị trấn.
1.1. Lực lượng cán bộ YHCT.
- Lực lượng cán bộ YHCT trong tỉnh chiếm tỷ lệ 8% so với tổng số cán bộ y tế chung.
- Cán bộ đầu ngành có 1 thạc sĩ YHCT.
- Các trưởng khoa Bệnh viện YHCT tỉnh chưa qua chuyên khoa cấp I.
- Số cán bộ có trình độ đại học trở lên ở tuyến tỉnh chiếm tỷ lệ 34%.
- Số cán bộ tuyến huyện, thành phố có trình độ đại học chiếm 17%.
- Số cán bộ có trình độ đại học tuyến cơ sở không có.
- Số cán bộ có trình độ đại học hành nghề y dược tư nhân 3%.
Do đội ngũ cán bộ YHCT còn thiếu về số lượng, thiếu chuyên gia đầu ngành nên chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng.
1.2. Cơ sở vật chất:
1.2.1. Diện tích nhà làm việc và số giường bệnh:
* Bệnh viện YHCT tỉnh Hải Dương:
- Một nhà 3 tầng 860 m2, diện tích sàn sử dụng 1.860 m2 được xây dựng từ năm 1986, mỗi tầng có 1 khu vệ sinh chung, nay đã xuống cấp.
- Một nhà 2 tầng xây dựng năm 1995, diện tích 600 m2, diện tích sàn sử dụng 1.280m2, khu vệ sinh đã xuống cấp.
- 9 nhà cấp 4 diện tích 1.350m2. Bốn nhà xây dựng từ thời chiến tranh phá hoại đã xuống cấp nghiêm trọng, được sử dụng điều trị nội trú cho 60 giường bệnh và là nơi làm việc của khoa dược để bào chế, sao tẩm, hoàn tán pha chế, sắc thuốc phục vụ trên 100 bệnh nhân/ngày, làm kho chứa thuốc, hoá chất kể cả thuốc độc bảng A - B.
Với cơ sở vật chất đã xuống cấp nghiêm trọng, Bệnh viện YHCT không đủ điều kiện để phục vụ chữa trị bệnh nhân và hiện đại hoá YHCT.
- Khoa YHCT Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các khoa YHCT bệnh viện tuyến huyện, thành phố trực thuộc tỉnh:
Tỷ lệ giường bệnh chung còn thấp: 115/ 1.705 » 7% (tỷ lệ chung là 10%), thấp nhất là Kinh Môn: 4/110 » 3,6%; Gia Lộc: 6/120 » 5,0%.
Các huyện đạt chỉ tiêu giường bệnh là: Kim Thành 8/90 » 9%; Cẩm Giàng 10/90 » 11%; Chí Linh 12/40 » 9%.
- Cơ sở vật chất dành cho hoạt động YHCT tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn:
Số xã có hoạt động YHCT rất thấp: 30/263 (xấp xỉ 11%).
Cơ sở vật chất nhiều trạm đã xuống cấp nghiêm trọng hoặc không đủ diện tích sàn sử dụng như Trạm y tế xã Hồng Thái, huyện Ninh Giang và Trạm y tế xã Hiệp An, huyện Kinh Môn chỉ có 1 nhà cấp 4, không đảm bảo điều kiện phục vụ sức khoẻ cho cộng đồng.
Số phòng chẩn trị YHCT 72/263 (xấp xỉ 27%). Trong đó, phòng chẩn trị của tập thể là 30, tư nhân là 42.
1.2.2. Vườn thuốc Nam, diện tích, số loài cây, khai thác, sử dụng:
Số vườn thuốc Nam tại các xã, phường, thị trấn thấp 107/263 xấp xỉ 40%.
Diện tích trung bình: 12.712/(107 + 4) » 114 m2.
- Tỷ lệ loài cây trong vườn thấp: 440/111 » 40 cây (tiêu chuẩn 60 cây/vườn).
- Số vườn đạt tiêu chuẩn rất thấp: 17/111 » 15%.
Vườn thuốc Nam: Huyện Chí Linh là đơn vị làm tốt nhất, có 160 loài cây.
1.3. Trang thiết bị dùng cho hoạt động YHCT của tỉnh
- Tại Bệnh viện YHCT tỉnh: Trang thiết bị chuyên môn của bệnh viện còn thiếu rất nhiều so với quy định trong Quyết định 1529/1999 của Bộ Y tế, một số máy móc đã cũ, lạc hậu, hỏng, không đủ tiêu chuẩn phục vụ người bệnh.
- Tại khoa YHCT - Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các khoa YHCT bệnh viện tuyến huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn: Các trang thiết bị dùng cho hoạt động YHCT hầu hết là thiếu (nếu đã có thì xuống cấp, lạc hậu). Để hiện đại hoá YHCT, góp phần chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, YHCT cần được trang bị máy móc gần như toàn diện.
1.4. Kết quả khám chữa bệnh của YHCT trong tỉnh.
- Hệ thống Hội: khám chữa cho 376.459 lượt người bằng phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, cho đơn thuốc Đông dược điều trị tại nhà.
- Hệ thống cơ quan Nhà nước: khám và chữa cho 148.115 lượt người dưới các hình thức nội trú, ngoại trú bằng phương pháp điện châm, thuỷ châm, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc Nam, Bắc.
- Số bệnh nhân được điều trị: 32.263/ 1.649.361 người, bằng 2% dân số.
- Số bệnh nhân được điều trị nội trú: 8.191 người, bằng 25% tổng số bệnh nhân điều trị YHCT.
- Số bệnh nhân được điều trị ngoại trú: 24.072 người, bằng 75%.
- Số bệnh nhân được điều trị nội trú khỏi: 2.859 người, bằng 35% số người điều trị nội trú.
- Số bệnh nhân được điều trị ngoại trú khỏi: 8.332 người, bằng 35% số người điều trị ngoại trú.
- Số bệnh nhân được điều trị tại các cơ sở YHCT tư nhân chưa thống kê được.
- Số lượng dược liệu dùng để chữa bệnh năm 1998 là 23.135 kg.
- Số thang thuốc đã dùng 54.775 thang.
- Số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Đông dược: 26.263 người, bằng 81% số người điều trị YHCT.
- Số bệnh nhân được điều trị bằng châm cứu: 6000 người, bằng 19% số người điều trị YHCT.
2. Quy hoạch phát triển YHCT tỉnh Hải Dương đến năm 2010.
2.1. Hệ thống tổ chức hoạt động YHCT:
Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh YHCT đến năm 2010.
2.2. Cơ sở vật chất - trang thiết bị:
* Tuyến tỉnh:
- Bệnh viện YHCT: Từng bước hoàn thiện theo hướng đa khoa. Phối kết hợp giữa hệ thống YHCT nhà nước với Hội YHCT thành lập Trung tâm ứng dụng YHCT. Toàn bộ nhà cấp 4 được thay thế bằng nhà kiên cố có cấu trúc hợp vệ sinh. Hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng, khí. Đổi mới và bổ sung dần các trang thiết bị phù hợp với công tác điều trị.
- Khoa YHCT của Bệnh viện Đa khoa: Tăng cường trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng trong YHCT để thực hiện tốt nhiệm vụ kết hợp YHCT và y học hiện đại trong khám chữa bệnh.
* Tuyến huyện, xã:
- Đối với tuyến huyện: xây nhà kiên cố, bổ sung trang thiết bị kỹ thuật thiết yếu trong chữa trị bệnh bằng phương pháp YHCT, kết hợp với y học hiện đại.
- Đối với tuyến xã: Xây dựng nhà kiên cố, toàn bộ các trạm y tế xã có phòng chẩn trị kê đơn, bốc thuốc và chữa bệnh. Các trạm y tế xã có vườn thuốc Nam đạt tiêu chuẩn, có máy điện châm, máy xoa bóp, máy đo huyết áp, dao cầu v.v...
Trong quy hoạch phát triển YHCT tỉnh đến năm 2010 cần phải khôi phục vùng chuyên canh dược liệu, đặc biệt là phát triển vườn thuốc Dược Sơn để bảo vệ một số loài gen quý hiếm.
Đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo đội ngũ chuyên sâu, tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ YHCT tuyến cơ sở và tiêu chuẩn hoá đội ngũ YHCT tư nhân.
III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Mới chỉ dừng lại ở việc làm luận cứ khoa học để ngành y tế xây dựng quy hoạch phát triển YHCT tỉnh Hải Dương đến năm 2010.