Lúa chất lượng cao T10 theo VIET GAP tại xã Nhân Quyền (Bình Giang).Ảnh Khánh Huệ Sáng ngày 30-9, Viện cây lương thực và cây thực phẩm phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ tổ chức “Hội thảo xây dựng mô hình trình diễn giống lúa chất lượng cao T10 theo VietGap” tại xã Bình Xuyên (Bình Giang).
Vụ mùa năm 2011, mô hình được triển khai gieo cấy tại 3 xã Bình Xuyên, Nhân Quyền, Thái Hòa của huyện Bình Giang với diện tích 40 ha. Kết quả cho thấy, giống T10 thuộc nhóm giống ngăn ngày, vụ mùa có thời gian sinh trưởng từ 105-110 ngày tại vụ mùa, trỗ tập trung khoảng 5-6 ngày; sử dụng phân NPK tổng hợp, phân vi sinh với tỷ lệ cân đối, điều tiết nước hợp lý nên cây lúa khỏe, sức chống chịu cao, khả năng chống chịu sâu bệnh khá hơn các giống khác cùng trà. năng suất lúa ước đạt 51-56 tạ/ha.
Áp dụng biện pháp canh tác theo hướng tạo sản phẩm an toàn, sử dụng phân bón vi sinh chủ yếu, giảm 40-55% lượng phân bón hóa học so với biện pháp canh tác lúa truyền thống, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Giống lúa chất lượng cao T10 canh tác theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cho hiệu quả kinh tế tăng 20-30% so với canh tác truyền thống, sản phẩm lúa gạo sẽ đảm bảo vì an toàn dư lượng các chất gây độc không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, chất lượng gạo ngon nên được người tiêu dùng chấp nhận.
Áp dụng biện pháp canh tác theo hướng tạo sản phẩm an toàn, sử dụng phân bón vi sinh chủ yếu, giảm 40-55% lượng phân bón hóa học so với biện pháp canh tác lúa truyền thống, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Giống lúa chất lượng cao T10 canh tác theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cho hiệu quả kinh tế tăng 20-30% so với canh tác truyền thống, sản phẩm lúa gạo sẽ đảm bảo vì an toàn dư lượng các chất gây độc không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, chất lượng gạo ngon nên được người tiêu dùng chấp nhận.
Hải Ninh