Nông dân xã An Sơn đang thu hoạch cây mùi tàu. Ảnh: Hòa Thuận Ở nhiều địa phương, trong quá trình sản xuất bà con nông dân đã nhạy bén với thị trường đưa vào sản xuất một số cây mang lại nguồn thu nhập cao như việc trồng cây mùi tàu của bà con nông dân xã An Sơn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Cây mùi tàu được sử dụng làm rau gia vị và được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, năm 2006, nhận thấy nhu cầu của thị trường rau, một số hộ nông dân trong xã đã bắt đầu trồng thử nghiệm cây mùi tàu với diện tích 7-8 sào. Sau một năm trồng và thu hoạch cây mùi tàu đã cho hiệu quả kinh tế cao, đến nay đã có nhiều gia đình trồng cây mùi tàu thay thế một phần diện tích cây trồng hiệu quả thấp, diện tích mở rộng tới gần 8 ha. Xã An Sơn hiện có 5 thôn: Quan Sơn, Cõi, An Giới, Hương Sơn, Nhuế Sơn, thôn nào cũng trồng cây mùi tàu nhưng tập trung nhiều nhất ở thôn Quan Sơn.
Một sào mùi tàu cho doanh thu gần 25 triệu/ năm, tính ra gấp 3 đến 4 lần trồng lúa. Sau 5 tháng trồng thì rau mùi tàu cho thu hoạch. Mỗi lần bóc tách lá mùi tàu để bán cách nhau từ 25-30 ngày. Mùi tàu cho thu hoạch khoảng từ 7-8 lượt/1 năm. Với giá bán trung bình từ 10.000/kg, 1 sào cho thu được 3-4 tạ/lứa. Trừ chi phí về giống, công chăm sóc, phân bón 1 sào ruộng thu lãi hơn 10 triệu đồng/năm.
Cây mùi tàu được trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là trồng vào mùa xuân, đất gieo hạt phải tơi xốp, làm thành luống sau đó rắc vôi bột trộn đều trên mặt luống rồi gieo hạt mùi tàu xuống mặt luống, khi gieo hạt xong thì phủ rơm rạ để hạn chế bốc hơi nước từ đất và tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm, khi hạt bắt đầu nảy mầm thì bỏ bớt rơm rạ để cây hấp thu ánh sáng và mọc nhanh hơn. Sau đó làm giàn dóc bằng tre, nứa thành phên với chiều cao 1-1,5m che các mặt luống để cho rau mùi tàu vừa hấp thụ được ánh sáng, vừa che nắng nóng, mưa nhiều. Trồng mùi tàu vất vả nhất là giai đoạn làm cỏ, phải thường xuyên làm sạch cỏ để cây mùi tàu hấp thu chất dinh dưỡng của đất. Bà con nông dân sử dụng phân chuồng, phân gà đã được ủ mục một thời gian rồi mới bón cho cây sau mỗi lượt thu hoạch. Đặc biệt, bà con nông dân không sử dụng phân tươi, thuốc hóa học vào việc trồng cây mùi tàu. Khi thu hoạch cây mùi tàu phải chọn thời tiết nắng ráo để tránh cây bị nhiễm bệnh nấm và sâu hại.
Ông Vũ Văn Nhi, Trưởng thôn Quan Sơn cho biết: hiện thôn có 250 hộ gia đình thì có 50 hộ trồng rau mùi tàu. Hộ trồng nhiều được 1 mẫu, hộ ít nhất cũng gần 1 sào. Nhiều hộ gia đình vì đất ruộng ít đều đi thuê đất để trồng mùi tàu. Trước kia, bà con trong thôn, xã mua giống ở Hải Phòng, Bắc Ninh. Sau một thời gian trồng cây mùi tàu bà con có thể tự sản xuất ra hạt giống bằng cách để cây mùi tàu ra hoa cho thu hạt và dùng hạt giống để trồng tiếp cho đợt sau.
Ưu điểm của trồng rau mùi tàu là đầu tư vốn ít, chăm sóc không vất vả, cho thu hoạch nhiều lần trong năm. Vòng đời của cây mùi tàu khoảng một năm rưỡi
Cây mùi tàu được thị trường ưa chuộng, hiện trong xã có 5 hộ đại lý đứng thu mua sản phẩm rau mùi tàu sau đó mang đi tiêu thụ tại các chợ tại các chợ điểm của địa phương trong tỉnh và ở các tỉnh ngoài như: Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh....Tuy nhiên, đây là loại rau gia vị nên ngoài việc đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thì việc cân nhắc mở rộng sản xuất luôn phải tính toán với nhu cầu thực tế của thị trường để đảm bảo hiệu quả cho người sản xuất.
Một sào mùi tàu cho doanh thu gần 25 triệu/ năm, tính ra gấp 3 đến 4 lần trồng lúa. Sau 5 tháng trồng thì rau mùi tàu cho thu hoạch. Mỗi lần bóc tách lá mùi tàu để bán cách nhau từ 25-30 ngày. Mùi tàu cho thu hoạch khoảng từ 7-8 lượt/1 năm. Với giá bán trung bình từ 10.000/kg, 1 sào cho thu được 3-4 tạ/lứa. Trừ chi phí về giống, công chăm sóc, phân bón 1 sào ruộng thu lãi hơn 10 triệu đồng/năm.
Cây mùi tàu được trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là trồng vào mùa xuân, đất gieo hạt phải tơi xốp, làm thành luống sau đó rắc vôi bột trộn đều trên mặt luống rồi gieo hạt mùi tàu xuống mặt luống, khi gieo hạt xong thì phủ rơm rạ để hạn chế bốc hơi nước từ đất và tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm, khi hạt bắt đầu nảy mầm thì bỏ bớt rơm rạ để cây hấp thu ánh sáng và mọc nhanh hơn. Sau đó làm giàn dóc bằng tre, nứa thành phên với chiều cao 1-1,5m che các mặt luống để cho rau mùi tàu vừa hấp thụ được ánh sáng, vừa che nắng nóng, mưa nhiều. Trồng mùi tàu vất vả nhất là giai đoạn làm cỏ, phải thường xuyên làm sạch cỏ để cây mùi tàu hấp thu chất dinh dưỡng của đất. Bà con nông dân sử dụng phân chuồng, phân gà đã được ủ mục một thời gian rồi mới bón cho cây sau mỗi lượt thu hoạch. Đặc biệt, bà con nông dân không sử dụng phân tươi, thuốc hóa học vào việc trồng cây mùi tàu. Khi thu hoạch cây mùi tàu phải chọn thời tiết nắng ráo để tránh cây bị nhiễm bệnh nấm và sâu hại.
Ông Vũ Văn Nhi, Trưởng thôn Quan Sơn cho biết: hiện thôn có 250 hộ gia đình thì có 50 hộ trồng rau mùi tàu. Hộ trồng nhiều được 1 mẫu, hộ ít nhất cũng gần 1 sào. Nhiều hộ gia đình vì đất ruộng ít đều đi thuê đất để trồng mùi tàu. Trước kia, bà con trong thôn, xã mua giống ở Hải Phòng, Bắc Ninh. Sau một thời gian trồng cây mùi tàu bà con có thể tự sản xuất ra hạt giống bằng cách để cây mùi tàu ra hoa cho thu hạt và dùng hạt giống để trồng tiếp cho đợt sau.
Ưu điểm của trồng rau mùi tàu là đầu tư vốn ít, chăm sóc không vất vả, cho thu hoạch nhiều lần trong năm. Vòng đời của cây mùi tàu khoảng một năm rưỡi
Cây mùi tàu được thị trường ưa chuộng, hiện trong xã có 5 hộ đại lý đứng thu mua sản phẩm rau mùi tàu sau đó mang đi tiêu thụ tại các chợ tại các chợ điểm của địa phương trong tỉnh và ở các tỉnh ngoài như: Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh....Tuy nhiên, đây là loại rau gia vị nên ngoài việc đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thì việc cân nhắc mở rộng sản xuất luôn phải tính toán với nhu cầu thực tế của thị trường để đảm bảo hiệu quả cho người sản xuất.
Hòa Thuận