Vườn ổi gia đình chị Mạc Thị Lý, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà Trước thực trạng hiệu quả của cây vải liên tục sụt giảm, huyện Thanh Hà vừa tiến hành quy hoạch vùng trồng cây ăn quả trên địa bàn toàn huyện. Trong đó có chủ trương chuyển đổi khoảng 500 ha vải thiều trồng xen mô lúa sang trồng lúa hoặc các cây ăn quả khác như quất, ổi, chuối, đu đủ... Điều này xuất phát từ thực tiễn nhiều mô hình chuyển đổi từ trồng vải sang các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần của nông dân nhiều nơi như Liên Mạc, Thanh Xuân, Cẩm Chế, Thanh Hồng... Mô hình chuyển đồi từ cây vải sang trồng ổi xen gừng của chị Mạc Thị Lý, thôn Thiện Trang xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà là một trong những cách làm hay để chuyển đổi cây trồng.
Phá vải trồng ổi là câu chuyện của Thanh Hà từ gần chục năm trở lại đây, khi cây vải ngày càng luẩn quẩn trong vòng điệp khúc được mùa- mất giá, được giá-mất mùa. Cây vải đã từng ở thời kỳ hoàng kim giúp nhiều nông dân Thanh Hà trở nên giàu có nhưng cũng đẩy họ rơi vào cảnh thất thu lớn khi nhà nhà trồng vải, người người trồng vải một cách ồ ạt. Và từ chỗ bỏ đầu tư, chăm sóc cây vải, nông dân thanh Hà tìm được lối ra: phá vải trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó chủ yếu là ổi, quất...
Theo sự giới thiệu của Hội LHPN tỉnh, chúng tôi tìm đến nhà chị Mạc Thị Lý, thôn Thiện Trang, xã Thanh Xuân – một trong những hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phong trào chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao. Với gần 2 mẫu vườn cây ăn quả, mỗi năm chị thu nhập gần 200 triệu đồng từ mô hình trồng ổi xen canh.
Trước đây, diện tích trồng vải của gia đình chị Lý khoảng 8 sào vườn. Mỗi năm, vải lại càng rớt giá, có khi chỉ 3.000 đồng/kg, khiến thu nhập từ cây vải còn thấp hơn so với cấy lúa. Trong khi đó, đất lúa đã lập thành vườn, người nông dân chỉ còn cách trồng cây ăn quả để thay thế vải thiều. Nhận thấy nhiều hộ nông dân xã Liên Mạc chuyển sang trồng ổi cho thu nhập khá cao, chị Lý tìm đến nơi để tìm mua giống ổi và học hỏi kinh nghiệm trồng ổi của nông dân xã Liên Mạc để phá vải vườn nhà. Không dừng lại ở đó, chị còn mua lại đất vườn để mở rộng diện tích trồng ổi lên 1,6 mẫu vườn. Lúc đàu, vườn nhà chị chỉ có giống ổi dài, cây hay bị bệnh đốm vòng và năng suất không cao. Sau đó, chị chuyển sang trồng giống ổi bo trắng, vừa dễ làm quả, mẫu mã đẹp, chất lượng quả ngon và đỡ sâu bệnh hơn giống ổi dài. Tuy nhiên, nhận thấy nhược điểm của bo trắng là không bền cây, chị đã đưa vào trồng giống ổi bo sần với ưu điểm khác là quả to, chắc quả, nặng cân, bên cạnh giống bo trắng tại vườn.
Trên thị trường, các giống ổi của Thanh Hà rất được ưa chuộng nhờ chất lượng ngon, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Vì thế, việc tiêu thụ ổi không quá khó khăn. Thương lái từ các nơi đến tận vườn để thu mua, người trồng ổi không phải chịu cảnh vất vả như khi đi cân vải mỗi mùa thu hoạch. Với bí quyết trồng ổi cho thu hoạch trái vụ, chị Lý cũng như nhiều người dân Thanh Hà có thể bán ổi với giá 12-13 nghìn đồng/kg vào thời điểm cuối năm. Năm 2010, giá bán ổi tại thời điểm tháng 3 còn lên tới 14-15 nghìn đồng/kg. Chị Lý cho biết: "Trồng ổi vừa dễ, vừa nhanh cho thu hoạch, giá bán tương đối cao nên hiệu quả cao gấp 3-4 lần cấy lúa. Mỗi năm, nguồn thu từ cây ổi là hơn chục triệu đồng mỗi sào. Trừ chi phí phân bón cho cây trồng, mỗi năm vườn ổi cho lãi hơn trăm triệu đồng".
Cùng với cây ổi, chị đưa cây gừng vào trồng xen canh bên dưới các tán cây ổi để tận dụng nguồn dinh dưỡng từ đất mới lập vườn. Với diện tích trồng khoảng 3 sào, mỗi năm chị thu lãi khoảng 30 triệu đồng do cây gừng dễ trồng, chi phí thấp. Tại các rìa, rãnh vườn, chị trồng những hàng cây chanh. Nếu cây ổi cho thu hoạch rải vụ quanh năm, thì cây cahnh cho thu hoạch theo mùa, thời điểm từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Thu nhập từ cây chanh cũng không hề nhỏ. Mỗi năm chị thu khoảng 1 tấn quả, với giá bán trung bình 20.000 đồng/kg chanh.
Hiện nay, cây ổi đã được trồng tại nhiều địa phương ở huyện Thanh Hà. Các xã Liên Mạc, Thanh Xuân... không chỉ mở rộng diện tích trồng ổi mà còn đưa vào cơ cấu giống cây trồng đa dạng với nhiều loại ổi có chất lượng cao. Trong đó có giống ổi trắng số 1 do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đang dần chiếm ưu thế trong cơ cấu cây ổi trên đất Thanh Hà. Thời gian gần đây, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương) cũng triển khai xây dựng mô hình sản xuất một số giống ổi mới có chất lượng quả ngon như ổi lê Đài Loan, ổi xá lị không hạt... tại một số xã của Thanh Hà.
Cùng với những cách làm hay trong kinh nghiệm trồng cây ăn quả của người dân Thanh Hà, những tiến bộ khoa học kỹ thuật được đưa vào thực tiễn sản xuất sẽ tạo động lực mới cho cây trông có hiệu quả cao phát triển ở Thanh Hà
Theo sự giới thiệu của Hội LHPN tỉnh, chúng tôi tìm đến nhà chị Mạc Thị Lý, thôn Thiện Trang, xã Thanh Xuân – một trong những hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phong trào chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao. Với gần 2 mẫu vườn cây ăn quả, mỗi năm chị thu nhập gần 200 triệu đồng từ mô hình trồng ổi xen canh.
Trước đây, diện tích trồng vải của gia đình chị Lý khoảng 8 sào vườn. Mỗi năm, vải lại càng rớt giá, có khi chỉ 3.000 đồng/kg, khiến thu nhập từ cây vải còn thấp hơn so với cấy lúa. Trong khi đó, đất lúa đã lập thành vườn, người nông dân chỉ còn cách trồng cây ăn quả để thay thế vải thiều. Nhận thấy nhiều hộ nông dân xã Liên Mạc chuyển sang trồng ổi cho thu nhập khá cao, chị Lý tìm đến nơi để tìm mua giống ổi và học hỏi kinh nghiệm trồng ổi của nông dân xã Liên Mạc để phá vải vườn nhà. Không dừng lại ở đó, chị còn mua lại đất vườn để mở rộng diện tích trồng ổi lên 1,6 mẫu vườn. Lúc đàu, vườn nhà chị chỉ có giống ổi dài, cây hay bị bệnh đốm vòng và năng suất không cao. Sau đó, chị chuyển sang trồng giống ổi bo trắng, vừa dễ làm quả, mẫu mã đẹp, chất lượng quả ngon và đỡ sâu bệnh hơn giống ổi dài. Tuy nhiên, nhận thấy nhược điểm của bo trắng là không bền cây, chị đã đưa vào trồng giống ổi bo sần với ưu điểm khác là quả to, chắc quả, nặng cân, bên cạnh giống bo trắng tại vườn.
Trên thị trường, các giống ổi của Thanh Hà rất được ưa chuộng nhờ chất lượng ngon, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Vì thế, việc tiêu thụ ổi không quá khó khăn. Thương lái từ các nơi đến tận vườn để thu mua, người trồng ổi không phải chịu cảnh vất vả như khi đi cân vải mỗi mùa thu hoạch. Với bí quyết trồng ổi cho thu hoạch trái vụ, chị Lý cũng như nhiều người dân Thanh Hà có thể bán ổi với giá 12-13 nghìn đồng/kg vào thời điểm cuối năm. Năm 2010, giá bán ổi tại thời điểm tháng 3 còn lên tới 14-15 nghìn đồng/kg. Chị Lý cho biết: "Trồng ổi vừa dễ, vừa nhanh cho thu hoạch, giá bán tương đối cao nên hiệu quả cao gấp 3-4 lần cấy lúa. Mỗi năm, nguồn thu từ cây ổi là hơn chục triệu đồng mỗi sào. Trừ chi phí phân bón cho cây trồng, mỗi năm vườn ổi cho lãi hơn trăm triệu đồng".
Cùng với cây ổi, chị đưa cây gừng vào trồng xen canh bên dưới các tán cây ổi để tận dụng nguồn dinh dưỡng từ đất mới lập vườn. Với diện tích trồng khoảng 3 sào, mỗi năm chị thu lãi khoảng 30 triệu đồng do cây gừng dễ trồng, chi phí thấp. Tại các rìa, rãnh vườn, chị trồng những hàng cây chanh. Nếu cây ổi cho thu hoạch rải vụ quanh năm, thì cây cahnh cho thu hoạch theo mùa, thời điểm từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Thu nhập từ cây chanh cũng không hề nhỏ. Mỗi năm chị thu khoảng 1 tấn quả, với giá bán trung bình 20.000 đồng/kg chanh.
Hiện nay, cây ổi đã được trồng tại nhiều địa phương ở huyện Thanh Hà. Các xã Liên Mạc, Thanh Xuân... không chỉ mở rộng diện tích trồng ổi mà còn đưa vào cơ cấu giống cây trồng đa dạng với nhiều loại ổi có chất lượng cao. Trong đó có giống ổi trắng số 1 do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đang dần chiếm ưu thế trong cơ cấu cây ổi trên đất Thanh Hà. Thời gian gần đây, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương) cũng triển khai xây dựng mô hình sản xuất một số giống ổi mới có chất lượng quả ngon như ổi lê Đài Loan, ổi xá lị không hạt... tại một số xã của Thanh Hà.
Cùng với những cách làm hay trong kinh nghiệm trồng cây ăn quả của người dân Thanh Hà, những tiến bộ khoa học kỹ thuật được đưa vào thực tiễn sản xuất sẽ tạo động lực mới cho cây trông có hiệu quả cao phát triển ở Thanh Hà
Anh Nguyên