Bà Nguyễn Thị Nghìn, thôn Phù Tải, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện Chim trĩ là loài gia cầm có kĩ thuật chăn nuôi đơn giản, nhưng cho giá trị kinh tế cao. Và chim trĩ đỏ hiện nay đang là thời kì khởi điểm phong trào chăn nuôi của một loài đặc sản mới. Khi mới có ít hộ đầu tư chăn nuôi, những hộ gia đình nào tranh thủ đầu tư phát triển mô hình sẽ giành thắng lợi lớn.
Nuôi chim trĩ là một loại hình chăn nuôi khá mới mẻ. Tại Hải Dương, thời gian gần đây người nuôi chim trĩ thường nhắc đến gia đình bà Nguyễn Thị Nghìn, thôn Phù Tải, xã thanh Giang, huyện Thanh Miện – người đầu tiên đưa giống vật nuôi mới về địa phương. Đến nay, gia đình bà đã có khu chuồng trại nuôi, nhân giống chim quí hiếm, tạo thêm một cơ hội để làm giàu bằng chăn nuôi.
Nghề nuôi chim trĩ đến với gia đình bà Nghìn khá tình cờ. Năm 2009, đàn chim trĩ của gia đình bà có 20 con cả trống và mái, bà mua về với giá 20 triệu đồng. Sau gần 2 năm, chuồng nuôi của gia đình bà đã có gần 100 con chim trĩ. Năm 2010 là năm đầu tiên bán con giống và trứng chim trĩ đã cho gia đình bà có nguồn thu lãi gần 50 triệu đồng. Giá trị kinh tế của loài chim này khá cao. Chim trĩ sau hơn nửa năm nuôi là có thể đẻ trứng. Mỗi con chim mái cho 70 – 80 trứng/năm. Từ năm 2010, gia đình bà đầu tư mua máy ấp trứng mini quy mô 100 trứng/mẻ để cung cấp con giống cho thị trường. Hiện nay, trứng chim được bán với giá 50.000 đồng/quả, chim non 300.000 đồng/con. Con trưởng thành có giá khoảng 1 triệu đồng/con. Khách hàng của bà là những người chơi chim cảnh, các hộ xung quanh có nhu cầu chăn nuôi loại chim này. Theo ước tính, với quy mô đàn 100 con, mỗi năm, trừ chi phí gia đình bà thu lãi gần 100 triệu đồng từ bán chim giống, trứng.
Nói về việc chăn nuôi tại gia đình mình, bà Nghìn làm phép so sánh: Nuôi chim trĩ không khó, thậm chí còn an tâm hơn nuôi gà tỷ do lệ nuôi sống thành công của chim trĩ cao hơn gà, vì chim trĩ là động vật hoang dã nên sức đề kháng với dịch bệnh tốt hơn các loại gia cầm, thủy cầm truyền thống. Trong khi đó, lợi nhuận từ nuôi chim trĩ cao gấp nhiều lần so với nuôi gà. Một quả trứng gà có giá 3.500 đồng, một quả trứng chim trĩ bán với giá 50.000 đồng. Một con gà giống có giá 20.000 đồng, trong khi con chim trĩ mới nở đã bán với giá 300.000 đồng.. Hiện, có rất nhiều khách hàng tìm đến nhà bà Nghìn để tìm mua con giống và học hỏi kỹ thuật chăn nuôi. Gia đình bà đang lên kế hoạch sản xuất đại trà để thịt chim trĩ sớm đến được các siêu thị, nhà hàng như các sản phẩm từ cá sấu, ba ba, kỳ đà, nhím.
Chia sẻ về kỹ thuật, bà Nghìn cho biết, cách nuôi chim trĩ gần giống như nuôi gà. Thức ăn cho chim cũng không cầu kỳ, giống như nuôi gà, gồm thóc, các loại rau xanh, bèo tây và cám đậm đặc. Lượng thức ăn của chim trĩ còn ít hơn nuôi gà. Khi chim đẻ cần bổ sung cám đậm đặc của gà để vỏ trứng chim dày, hạn chế giập vỡ. Không nên nhốt hai con trống cùng chuồng, tránh hiện tượng mổ lẫn nhau. Việc vệ sinh chuồng trại: nền chuồng nên rải một lớp cát vàng mỏng và được quét dọn thường xuyên, đảm bảo thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, nên che phủ cẩn thận vào những thời điểm thay đổi thời tiết mưa tạt, gió lùa .... Mặc dù là loài vật có sức đề kháng cao nhưng người nuôi cần phải chú trọng lớn đến công tác phòng, trị bệnh để giảm thiếu ở mức thấp nhất rủi do có thể xảy ra. Về kỹ thuật ấp nở trứng: trước khi đưa trứng vào máy ấp, cần loại bỏ những quả trứng có kích cỡ và hình dạng không bình thường để tránh việc ấp nở những con giống dị dạng.
Ông Vũ Đình Nguyễn, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Giang khẳng định: đây là mô hình chăn nuôi loài vật nuôi mới theo quy mô hộ gia đình nhưng đã cho hiệu quả kinh tế cao. Với tiềm năng lợi nhuận từ giống vật nuôi này, xã Thanh Giang đang có nhiều hộ dân đến tham quan học hỏi và mua giống từ gia đình bà Nghìn.
Theo các tài liệu về chim trĩ đỏ, đây là loài vật nuôi ngày càng trở nên quý hiếm ở Việt Nam do quá trình đốt phá rừng làm ảnh hưởng đến môi trường sống của loài chim hoang dã này. Do tính chất quý hiếm và nhờ "ngoại hình" rất đẹp của chúng, nên hiện chim trĩ mới được nuôi làm cảnh tại các khu biệt thự nhà vườn , khu du lịch sinh thái. Ngày nay do đời sống của người dân đuợc nâng cao, chim Trĩ đỏ cũng thường đuợc sử dụng trong một số bữa tiệc gia đình hay tại các nhà hàng cao cấp. Theo y học cổ truyền, thịt chim trĩ được sử dụng như một vị thuốc, vì giàu protein, vitamin, calci, sắt..., có công dụng: bổ trung ích khí, tư bổ gan thận; chủ trị tỳ vị hư yếu, ít ăn. Trước đây vua chúa thường sử dụng các món ăn chế biến từ các loài chim trĩ, chim công vì vậy mới có câu "Nem công, chả phượng". Hiện nay thịt chim trĩ đỏ rất được ưa chuộng. Sản phẩm ra đến đâu, các nhà hàng, khách sạn hoặc các quán chim đến thu mua hết đến đó. Giá chim trĩ thương phẩm hiện nay dao động từ 450 đến 500 nghìn đồng/kg.
Theo phân tích và đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế nông nghiệp kết hợp với thực tế cho thấy thị trường chim Trĩ Việt Nam mới chỉ bắt đầu khởi động. Những doanh nghiệp và hộ chăn nuôi hoàn toàn có thể khai thác thị trường này một cách ổn định với hiệu quả kinh tế cực cao trong nhiều năm tới.
Nghề nuôi chim trĩ đến với gia đình bà Nghìn khá tình cờ. Năm 2009, đàn chim trĩ của gia đình bà có 20 con cả trống và mái, bà mua về với giá 20 triệu đồng. Sau gần 2 năm, chuồng nuôi của gia đình bà đã có gần 100 con chim trĩ. Năm 2010 là năm đầu tiên bán con giống và trứng chim trĩ đã cho gia đình bà có nguồn thu lãi gần 50 triệu đồng. Giá trị kinh tế của loài chim này khá cao. Chim trĩ sau hơn nửa năm nuôi là có thể đẻ trứng. Mỗi con chim mái cho 70 – 80 trứng/năm. Từ năm 2010, gia đình bà đầu tư mua máy ấp trứng mini quy mô 100 trứng/mẻ để cung cấp con giống cho thị trường. Hiện nay, trứng chim được bán với giá 50.000 đồng/quả, chim non 300.000 đồng/con. Con trưởng thành có giá khoảng 1 triệu đồng/con. Khách hàng của bà là những người chơi chim cảnh, các hộ xung quanh có nhu cầu chăn nuôi loại chim này. Theo ước tính, với quy mô đàn 100 con, mỗi năm, trừ chi phí gia đình bà thu lãi gần 100 triệu đồng từ bán chim giống, trứng.
Nói về việc chăn nuôi tại gia đình mình, bà Nghìn làm phép so sánh: Nuôi chim trĩ không khó, thậm chí còn an tâm hơn nuôi gà tỷ do lệ nuôi sống thành công của chim trĩ cao hơn gà, vì chim trĩ là động vật hoang dã nên sức đề kháng với dịch bệnh tốt hơn các loại gia cầm, thủy cầm truyền thống. Trong khi đó, lợi nhuận từ nuôi chim trĩ cao gấp nhiều lần so với nuôi gà. Một quả trứng gà có giá 3.500 đồng, một quả trứng chim trĩ bán với giá 50.000 đồng. Một con gà giống có giá 20.000 đồng, trong khi con chim trĩ mới nở đã bán với giá 300.000 đồng.. Hiện, có rất nhiều khách hàng tìm đến nhà bà Nghìn để tìm mua con giống và học hỏi kỹ thuật chăn nuôi. Gia đình bà đang lên kế hoạch sản xuất đại trà để thịt chim trĩ sớm đến được các siêu thị, nhà hàng như các sản phẩm từ cá sấu, ba ba, kỳ đà, nhím.
Chia sẻ về kỹ thuật, bà Nghìn cho biết, cách nuôi chim trĩ gần giống như nuôi gà. Thức ăn cho chim cũng không cầu kỳ, giống như nuôi gà, gồm thóc, các loại rau xanh, bèo tây và cám đậm đặc. Lượng thức ăn của chim trĩ còn ít hơn nuôi gà. Khi chim đẻ cần bổ sung cám đậm đặc của gà để vỏ trứng chim dày, hạn chế giập vỡ. Không nên nhốt hai con trống cùng chuồng, tránh hiện tượng mổ lẫn nhau. Việc vệ sinh chuồng trại: nền chuồng nên rải một lớp cát vàng mỏng và được quét dọn thường xuyên, đảm bảo thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, nên che phủ cẩn thận vào những thời điểm thay đổi thời tiết mưa tạt, gió lùa .... Mặc dù là loài vật có sức đề kháng cao nhưng người nuôi cần phải chú trọng lớn đến công tác phòng, trị bệnh để giảm thiếu ở mức thấp nhất rủi do có thể xảy ra. Về kỹ thuật ấp nở trứng: trước khi đưa trứng vào máy ấp, cần loại bỏ những quả trứng có kích cỡ và hình dạng không bình thường để tránh việc ấp nở những con giống dị dạng.
Ông Vũ Đình Nguyễn, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Giang khẳng định: đây là mô hình chăn nuôi loài vật nuôi mới theo quy mô hộ gia đình nhưng đã cho hiệu quả kinh tế cao. Với tiềm năng lợi nhuận từ giống vật nuôi này, xã Thanh Giang đang có nhiều hộ dân đến tham quan học hỏi và mua giống từ gia đình bà Nghìn.
Theo các tài liệu về chim trĩ đỏ, đây là loài vật nuôi ngày càng trở nên quý hiếm ở Việt Nam do quá trình đốt phá rừng làm ảnh hưởng đến môi trường sống của loài chim hoang dã này. Do tính chất quý hiếm và nhờ "ngoại hình" rất đẹp của chúng, nên hiện chim trĩ mới được nuôi làm cảnh tại các khu biệt thự nhà vườn , khu du lịch sinh thái. Ngày nay do đời sống của người dân đuợc nâng cao, chim Trĩ đỏ cũng thường đuợc sử dụng trong một số bữa tiệc gia đình hay tại các nhà hàng cao cấp. Theo y học cổ truyền, thịt chim trĩ được sử dụng như một vị thuốc, vì giàu protein, vitamin, calci, sắt..., có công dụng: bổ trung ích khí, tư bổ gan thận; chủ trị tỳ vị hư yếu, ít ăn. Trước đây vua chúa thường sử dụng các món ăn chế biến từ các loài chim trĩ, chim công vì vậy mới có câu "Nem công, chả phượng". Hiện nay thịt chim trĩ đỏ rất được ưa chuộng. Sản phẩm ra đến đâu, các nhà hàng, khách sạn hoặc các quán chim đến thu mua hết đến đó. Giá chim trĩ thương phẩm hiện nay dao động từ 450 đến 500 nghìn đồng/kg.
Theo phân tích và đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế nông nghiệp kết hợp với thực tế cho thấy thị trường chim Trĩ Việt Nam mới chỉ bắt đầu khởi động. Những doanh nghiệp và hộ chăn nuôi hoàn toàn có thể khai thác thị trường này một cách ổn định với hiệu quả kinh tế cực cao trong nhiều năm tới.
Anh Nguyên