Mô hình hệ thống SRI ứng dụng kỹ thuật mới để giảm mật độ gieo cấy, giảm nước tưới, giảm phân hóa học và thuốc trừ sâu trong canh tác lúa. Theo cách thức thâm canh mới, cây lúa sẽ phát huy tối đa khả năng sinh trưởng, phát triển và có năng suất cao. Ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến, nông dân một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trong sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước là một trong những nguồn phát thải lớn, chiếm gần 60% lượng phát thải. Nguyên nhân là do lạm dụng phân hóa học, làm tỷ lệ phân thất thoát cao gây ô nhiễm đất và phát thải oxit nito (N2O), giữ nước thường xuyên trong ruộng gây phát thải khí metan (CH4) và đốt phụ phẩm, rơm rạ sau thu hoạch gây phát thải khí carbonic (CO2). Lượng khí CO2, CH4, N2O phát thải ngày càng tăng gây ra hiệu ứng khí nhà kính, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. Với mục tiêu áp dụng kỹ thuật canh tác lúa góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp,Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã xây dựng mô hình "Canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính".
Vụ chiêm năm 2011, mô hình được thực hiện với quy mô 9 sào tại thôn Đào Xá, xã An Bình (Nam Sách). Theo ông Nguyễn Danh Thắng, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp xã An Bình cho biết: Mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính tại xã An Bình được thực hiện trên giống lúa truyền thống là Q5. Nông dân thực hiện mô hình áp dụng đồng bộ các biện pháp là: sử dụng thùng phi để sản xuất biochar (than sinh học) từ rơm (kỹ thuật này thay thế biện pháp đốt rơm rạ sau thu hoạch giúp giảm phát thải CO2, đồng thời lượng than sinh học tạo ra làm đất tơi xốp, tăng khả năng giữ ẩm và phân hữu cơ cho lúa); Rút nước khỏi ruộng lúa trong những giai đoạn không cần thiết (tưới tiêu khô ướt xen kẽ) giúp tiết kiệm nước tưới và giảm phát thải CH4; giảm thuốc BVTV giúp giảm chi phí đồng thời bảo vệ môi trường; Bón phân chuồng để giảm bón phân hóa học, cải tạo đất; Làm mạ sân tiết kiệm thóc giống; Cấy ít dảnh cấy thưa và cấy nông; Bón phân hóa học đúng kỹ thuật để giảm phát thải (bay hơi); Làm cỏ sục bùn giúp đất tơi xốp, cây hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn Thực hiện 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV; Xây dựng tổ nhóm: hỗ trợ và cùng nhau thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật được tập huấn... Kết quả cho thấy cây lúa cứng, bộ rễ phát triển tốt hơn thâm canh truyền thống, năng suất lúa đạt hơn 70 tạ/ha. Vụ mùa năm 2011, mô hình được mở rộng diện tích lên 1,8 ha, sử dụng hai giống lúa Q5 và PC6. Năng suất lúa trung bình đạt 55,8 tạ/ha; trong khi năng suất lúa theo cách truyền thống đạt 53 tạ/ha.
Theo ông Nguyễn Danh Thắng, cấy lúa theo hệ thống thâm canh cải tiến giúp nông dân giảm đáng kể chi phí sản xuất. Cụ thể là: giảm lượng thóc giống từ 0,5 – 0,8kg/sào; lượng phân hóa học mỗi sào gieo cấy lúa theo hệ thống thâm canh cải tiến giảm được lượng thóc giống, giảm lượng phân hóa học tới 50% và giảm được lượng nước tưới so với cấy lúa theo phương pháp truyền thống. Trong khi đó, năng suất cao hơn so với thâm canh truyền thống cùng giống 20%, chất lượng gạo sạch hơn. Vụ chiêm năm 2012, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã An Bình tiếp tục nhân rộng ra 2 thôn còn lại là An Đông và An Đoài; mở rộng diện tích gieo cấy theo phương pháp này lên khoảng 10 ha.
Vụ mùa năm 2011, được sự hỗ trợ vủa Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương tiến hành triển khai mô hình hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI với quy mô 20 ha tại xã Thượng Đạt thành phố Hải Dương. Mô hình áp dụng quy trình 3 giảm (giảm lượng giống, giảm lượng thuốc trừ sâu, giảm lượng phân đạm, 3 tăng (tăng năng suất lúa, tăng chất lượng gạo, tăng hiệu quả kinh tế), trên cơ sở quản lý mật độ cấy, phân bón, phòng trừ dịch hại duy trì cân bằng hệ sinh thái tại địa phương.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương cho biết: diện tích trồng lúa của Thượng Đạt rất ít, chỉ 80 ha. Vì thế xã luôn chú trọng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng các giống lúa, tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân. Vụ mùa năm 2011, toàn xã có 23 hộ đăng ký tham gia mô hình thâm canh lúa lai theo phương pháp cải tiến với diện tích 60ha, chiếm tới hơn 70% diện tích gieo cấy lúa trên địa bàn xã Thượng Đạt.
Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, việc áp dụng quy trình 3 giảm, 3 tăng và kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI trên giống lúa lai 3 dòng Nghi hương 2308 tại khu đồng vụ đông xã Thượng Đạt với mật độ gieo thẳng 55 dảnh/m2 đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với tập quán của nông dân: giảm 33,3% lượng giống; giảm 20% lượng phân đạm; giảm chi phí thuốc trừ sâu bệnh (giảm 2 lần phun); tăng năng suất gần 6%; tăng thu nhập lên 160 nghìn đồng/sào (hơn 4 triệu đồng/ha).
Bên cạnh những hiệu quả kinh tế, hệ thống canh tác lúa cải tiến theo SRI còn mang lại lợi ích lớn đối với môi trường. Theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, SRI tiết kiệm nước cho canh tác lúa từ 25 – 50%; việc điều tiết nước tưới ướt – khô xen kẽ làm giảm phát thải khí Metan CH4 gây hiệu ứng nhà kính; hạn chế sử dụng phân hóa học làm giảm phát thải khí N2O. Trên thực tế, những hộ tham gia mô hình đều đánh giá cao việc tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà vẫn góp phần giảm ô nhiễm do phân hóa học và thuốc trừ sâu, giảm phát thải khí độc hại thải ra môi trường.
Tại Việt Nam, SRI được Chương trình quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) Quốc gia và Cục BVTV bắt đầu triển khai hướng dẫn cho nông dân tại các tỉnh miền Bắc từ năm 2003. Theo thống kê đến vụ ĐX năm 2011, Việt Nam đã có hơn 1 triệu nông dân ở 22 tỉnh thành ở miền Bắc áp dụng SRI, với tổng diện tích lúa được canh tác theo phương thức này là hơn 185 nghìn hecta. Mặc dù diện tích lúa ứng dụng SRI mới chỉ đạt tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 2%) trong tổng diện tích lúa của cả nước, song với chương trình mang tính chất thay đổi ý thức cộng đồng mang tính dài hơi như SRI, thì kết quả này là một thành công rất lớn.
ANH NGUYÊN
Vụ chiêm năm 2011, mô hình được thực hiện với quy mô 9 sào tại thôn Đào Xá, xã An Bình (Nam Sách). Theo ông Nguyễn Danh Thắng, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp xã An Bình cho biết: Mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính tại xã An Bình được thực hiện trên giống lúa truyền thống là Q5. Nông dân thực hiện mô hình áp dụng đồng bộ các biện pháp là: sử dụng thùng phi để sản xuất biochar (than sinh học) từ rơm (kỹ thuật này thay thế biện pháp đốt rơm rạ sau thu hoạch giúp giảm phát thải CO2, đồng thời lượng than sinh học tạo ra làm đất tơi xốp, tăng khả năng giữ ẩm và phân hữu cơ cho lúa); Rút nước khỏi ruộng lúa trong những giai đoạn không cần thiết (tưới tiêu khô ướt xen kẽ) giúp tiết kiệm nước tưới và giảm phát thải CH4; giảm thuốc BVTV giúp giảm chi phí đồng thời bảo vệ môi trường; Bón phân chuồng để giảm bón phân hóa học, cải tạo đất; Làm mạ sân tiết kiệm thóc giống; Cấy ít dảnh cấy thưa và cấy nông; Bón phân hóa học đúng kỹ thuật để giảm phát thải (bay hơi); Làm cỏ sục bùn giúp đất tơi xốp, cây hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn Thực hiện 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV; Xây dựng tổ nhóm: hỗ trợ và cùng nhau thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật được tập huấn... Kết quả cho thấy cây lúa cứng, bộ rễ phát triển tốt hơn thâm canh truyền thống, năng suất lúa đạt hơn 70 tạ/ha. Vụ mùa năm 2011, mô hình được mở rộng diện tích lên 1,8 ha, sử dụng hai giống lúa Q5 và PC6. Năng suất lúa trung bình đạt 55,8 tạ/ha; trong khi năng suất lúa theo cách truyền thống đạt 53 tạ/ha.
Theo ông Nguyễn Danh Thắng, cấy lúa theo hệ thống thâm canh cải tiến giúp nông dân giảm đáng kể chi phí sản xuất. Cụ thể là: giảm lượng thóc giống từ 0,5 – 0,8kg/sào; lượng phân hóa học mỗi sào gieo cấy lúa theo hệ thống thâm canh cải tiến giảm được lượng thóc giống, giảm lượng phân hóa học tới 50% và giảm được lượng nước tưới so với cấy lúa theo phương pháp truyền thống. Trong khi đó, năng suất cao hơn so với thâm canh truyền thống cùng giống 20%, chất lượng gạo sạch hơn. Vụ chiêm năm 2012, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã An Bình tiếp tục nhân rộng ra 2 thôn còn lại là An Đông và An Đoài; mở rộng diện tích gieo cấy theo phương pháp này lên khoảng 10 ha.
Vụ mùa năm 2011, được sự hỗ trợ vủa Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương tiến hành triển khai mô hình hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI với quy mô 20 ha tại xã Thượng Đạt thành phố Hải Dương. Mô hình áp dụng quy trình 3 giảm (giảm lượng giống, giảm lượng thuốc trừ sâu, giảm lượng phân đạm, 3 tăng (tăng năng suất lúa, tăng chất lượng gạo, tăng hiệu quả kinh tế), trên cơ sở quản lý mật độ cấy, phân bón, phòng trừ dịch hại duy trì cân bằng hệ sinh thái tại địa phương.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương cho biết: diện tích trồng lúa của Thượng Đạt rất ít, chỉ 80 ha. Vì thế xã luôn chú trọng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng các giống lúa, tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân. Vụ mùa năm 2011, toàn xã có 23 hộ đăng ký tham gia mô hình thâm canh lúa lai theo phương pháp cải tiến với diện tích 60ha, chiếm tới hơn 70% diện tích gieo cấy lúa trên địa bàn xã Thượng Đạt.
Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, việc áp dụng quy trình 3 giảm, 3 tăng và kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI trên giống lúa lai 3 dòng Nghi hương 2308 tại khu đồng vụ đông xã Thượng Đạt với mật độ gieo thẳng 55 dảnh/m2 đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với tập quán của nông dân: giảm 33,3% lượng giống; giảm 20% lượng phân đạm; giảm chi phí thuốc trừ sâu bệnh (giảm 2 lần phun); tăng năng suất gần 6%; tăng thu nhập lên 160 nghìn đồng/sào (hơn 4 triệu đồng/ha).
Bên cạnh những hiệu quả kinh tế, hệ thống canh tác lúa cải tiến theo SRI còn mang lại lợi ích lớn đối với môi trường. Theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, SRI tiết kiệm nước cho canh tác lúa từ 25 – 50%; việc điều tiết nước tưới ướt – khô xen kẽ làm giảm phát thải khí Metan CH4 gây hiệu ứng nhà kính; hạn chế sử dụng phân hóa học làm giảm phát thải khí N2O. Trên thực tế, những hộ tham gia mô hình đều đánh giá cao việc tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà vẫn góp phần giảm ô nhiễm do phân hóa học và thuốc trừ sâu, giảm phát thải khí độc hại thải ra môi trường.
Tại Việt Nam, SRI được Chương trình quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) Quốc gia và Cục BVTV bắt đầu triển khai hướng dẫn cho nông dân tại các tỉnh miền Bắc từ năm 2003. Theo thống kê đến vụ ĐX năm 2011, Việt Nam đã có hơn 1 triệu nông dân ở 22 tỉnh thành ở miền Bắc áp dụng SRI, với tổng diện tích lúa được canh tác theo phương thức này là hơn 185 nghìn hecta. Mặc dù diện tích lúa ứng dụng SRI mới chỉ đạt tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 2%) trong tổng diện tích lúa của cả nước, song với chương trình mang tính chất thay đổi ý thức cộng đồng mang tính dài hơi như SRI, thì kết quả này là một thành công rất lớn.
ANH NGUYÊN