Nông dân xã Thăng Long, Kinh Môn chăm sóc hành, tỏi vụ đông. Ảnh: Hòa Thuận Ở Kinh Môn, vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm mang lại giá trị kinh tế cao gấp 2-3 lần lúa. Cây hành, tỏi là cây trồng điển hình của đồng đất Kinh Môn bên cạnh một số cây khác như: ngô, khoai tây, rau các loại...
Tính đến thời điểm này, huyện Kinh Môn đã phủ kín đồng đất, hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch diện tích đề ra. Theo báo cáo của Phòng nông nghiệp huyện Kinh Môn toàn huyện đã gieo trồng được 3.788 ha (theo kế hoạch 3.550 ha), vượt kế hoạch là 106 % diện tích. Cây hành, khoai tây và rau các loại vượt mức chỉ tiêu kế hoạch. Cây Ngô trồng 95 ha đạt 95% kế hoạch, gồm những giống ngô nếp MX4, MX 10, VN2, LVN4, C919. Cây hành trồng 2.919 ha (kế hoạch đặt ra 2.700 ha), cây tỏi trồng được 214 ha (kế hoạch 150 ha), cây khoai tây 208 ha (kế hoạch 100 ha), khoai lang 53 ha, đậu tương 14,5 ha, củ đậu 21,5 ha, dưa hấu 36 ha, rau các loại đạt 227 ha.
Do vụ đông trước, bà con nông dân Kinh Môn được mùa, năng suất sản lượng tăng, nhất là cây hành và tỏi nên vụ đông năm nay, khắc phục thời tiết khó khăn, bà con nông dân trong huyện thu hoạch lúa mùa trà sớm và trà trung, tận dụng diện tích trồng cây vụ đông, ưu tiên cho cây trồng chủ lực là cây hành, tỏi, diện tích trồng cây ngô giảm do thu vụ mùa năm nay muộn hơn so với các năm trước.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Nho Bộ, Chủ tịch UBND xã An Phụ cho biết: An Phụ là một trong những xã sớm hoàn thành kế hoạch diện tích trồng cây vụ đông. Trên cánh đồng An Phụ hiện nay đã phủ kín diện tích trồng hành tỏi 300 ha (cây hành chiếm 298 ha, tỏi có 2ha). Nhiều năm nay, cây hành là cây trồng chủ lực của bà con nông dân trong xã, mang lại giá trị kinh tế cao, nên bà con nông dân ở đây không trồng các loại cây trồng khác mà tập trung chủ yếu là cây hành. Tính thời điểm vụ đông năm ngoái, cây hành cho thu nhập trung bình gần 200 triệu/1ha. Trên đà thắng lợi vụ đông năm trước, năm nay bà con nông dân trong xã vượt khó khăn do thời tiết, tiếp tục phủ kín cánh đồng trồng hành cho thu nhập gấp 3-4 lần trồng lúa.
Thời tiết khó khăn từ đầu vụ có mưa nhiều do vậy việc làm đất trồng cây vụ đông gặp khó khăn, tiến độ trồng chậm hơn. Khắc phục khó khăn, các địa phương trong huyện chú trọng các loại hình dịch vụ sản xuất như: làm đất, cung ứng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, thủy nông đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu sản xuất của nông dân. Khắp nơi trong huyện Kinh Môn là không khí lao động hối hả bà con nông dân chăm sóc cây vụ đông. Những địa phương có thế mạnh sản xuất cây vụ đông: An Phụ, Thượng Quận, Hiệp Hòa, Thăng Long...
Năm nay giá hành giống vào thời điểm thấp hơn so với cùng kỳ, đầu tư chi phí giống cho một sào hành bằng 50% với giá giống hành năm 2010; tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất vụ đông được bà con nông dân chú trọng theo quy trình từ khâu làm đất, giống, chăm sóc các cây trồng vụ đông. Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp như máy gặt lúa, máy làm đất là yếu tố làm giảm áp lực thời vụ, giảm chi phí đầu vào đảm bảo cho việc sản xuất vụ đông ở Kinh Môn trong khung thời vụ tốt nhất.
Do vụ đông trước, bà con nông dân Kinh Môn được mùa, năng suất sản lượng tăng, nhất là cây hành và tỏi nên vụ đông năm nay, khắc phục thời tiết khó khăn, bà con nông dân trong huyện thu hoạch lúa mùa trà sớm và trà trung, tận dụng diện tích trồng cây vụ đông, ưu tiên cho cây trồng chủ lực là cây hành, tỏi, diện tích trồng cây ngô giảm do thu vụ mùa năm nay muộn hơn so với các năm trước.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Nho Bộ, Chủ tịch UBND xã An Phụ cho biết: An Phụ là một trong những xã sớm hoàn thành kế hoạch diện tích trồng cây vụ đông. Trên cánh đồng An Phụ hiện nay đã phủ kín diện tích trồng hành tỏi 300 ha (cây hành chiếm 298 ha, tỏi có 2ha). Nhiều năm nay, cây hành là cây trồng chủ lực của bà con nông dân trong xã, mang lại giá trị kinh tế cao, nên bà con nông dân ở đây không trồng các loại cây trồng khác mà tập trung chủ yếu là cây hành. Tính thời điểm vụ đông năm ngoái, cây hành cho thu nhập trung bình gần 200 triệu/1ha. Trên đà thắng lợi vụ đông năm trước, năm nay bà con nông dân trong xã vượt khó khăn do thời tiết, tiếp tục phủ kín cánh đồng trồng hành cho thu nhập gấp 3-4 lần trồng lúa.
Thời tiết khó khăn từ đầu vụ có mưa nhiều do vậy việc làm đất trồng cây vụ đông gặp khó khăn, tiến độ trồng chậm hơn. Khắc phục khó khăn, các địa phương trong huyện chú trọng các loại hình dịch vụ sản xuất như: làm đất, cung ứng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, thủy nông đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu sản xuất của nông dân. Khắp nơi trong huyện Kinh Môn là không khí lao động hối hả bà con nông dân chăm sóc cây vụ đông. Những địa phương có thế mạnh sản xuất cây vụ đông: An Phụ, Thượng Quận, Hiệp Hòa, Thăng Long...
Năm nay giá hành giống vào thời điểm thấp hơn so với cùng kỳ, đầu tư chi phí giống cho một sào hành bằng 50% với giá giống hành năm 2010; tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất vụ đông được bà con nông dân chú trọng theo quy trình từ khâu làm đất, giống, chăm sóc các cây trồng vụ đông. Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp như máy gặt lúa, máy làm đất là yếu tố làm giảm áp lực thời vụ, giảm chi phí đầu vào đảm bảo cho việc sản xuất vụ đông ở Kinh Môn trong khung thời vụ tốt nhất.
Đặc biệt, tỉnh đã hỗ trợ bà con nông dân huyện Kinh Môn 200.000 đồng /ha cho việc mở rộng diện tích cây rau màu vụ đông, chủ yếu là 2 cây trồng chính là khoai tây và cà rốt. UBND huyện chỉ đạo các HTX Nông nghiệp các xã, thị trấn hướng dẫn bà con nông dân tích cực chăm sóc cây rau màu và cây hành vụ đông, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh kịp thời.
Với truyền thống trồng cây vụ đông từ nhiều năm cộng với đức tính cần cù lao động, ham học hỏi, bà con nông dân ngày càng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch luôn được bà con nông dân chú trọng. Vì vậy, giá trị sản xuất vụ đông của huyện Kinh Môn chiếm tới 35% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Điều đó giải thích nguyên nhân tại sao Kinh Môn là một trong những huyện hoàn thành sớm nhất kế hoạch diện tích đề ra.
Với truyền thống trồng cây vụ đông từ nhiều năm cộng với đức tính cần cù lao động, ham học hỏi, bà con nông dân ngày càng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch luôn được bà con nông dân chú trọng. Vì vậy, giá trị sản xuất vụ đông của huyện Kinh Môn chiếm tới 35% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Điều đó giải thích nguyên nhân tại sao Kinh Môn là một trong những huyện hoàn thành sớm nhất kế hoạch diện tích đề ra.
Hòa Thuận