Thực hiện Quyết định số 2383/QĐ-BKHCN ngày 7 tháng 11 năm 2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kinh phí, cơ quan chủ trì, cơ quan chuyển giao công nghệ và thời gian thực hiện dự án do Trung ương quản lý thuộc Chương trình "Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ", UBND tỉnh Hải Dương giao cho Chi cục Thú y tỉnh chủ trì thực hiện dự án: Xây dựng mô hình khoa học công nghệ sản xuất thịt gia cầm an toàn, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 12 năm 2010.
Dự án gồm 3 mục tiêu chính:
- Xây dựng hệ thống giống gia cầm khép kín từ sản xuất giống bổ mẹ đến con giống thương phẩm, áp dụng giải pháp khoa học và công nghệ về quy trình sản xuất giống, chăn nuôi, thú y để chủ động khống chế và kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm.
- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn quy trình kỹ thuật chăn nuôi - thú y cho người chăn nuôi gia cầm.
- Xây dựng dây chuyền giết mổ gia cầm quy mô công nghiêp 350-500 con/giờ, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng (mục tiêu này không thực hiện theo Quyết định 2062/QĐ-BKHCN ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc dừng dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi).
Sau gần 2 năm triển khai, dự án đã đạt được kết quả như sau:
Xây dựng mô hình nuôi gia cầm theo 3 cấp giống ông bà, bố mẹ và con thương phẩm đã được thực hiện tại một số địa phương của các các huyện: Nam Sách, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Ninh Giang, Kim Thành, Chí Linh với 157 hộ dân tham gia thực hiện. Đàn gia cầm giống ông bà của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương cung cấp đã sản xuất được 3.000 con gà giống Sasso 44 và LV; 2.000 con vịt giống vịt Super M; 2.000 giống ngan siêu nặng và R71; từ đó sản xuất được 107.500 con gà, 55.000 con vịt, 33.000 con ngan, đảm bảo chất lượng, đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi của các hộ trên địa bàn tỉnh. Hiệu quả mang lại đối với gà, vịt, ngan bố mẹ và con thương phẩm lãi được từ 15-20%. Bước đầu hình thành vùng sản xuất giống và chăn nuôi gia cầm thương phẩm an toàn để cung cấp thịt cho người tiêu dùng.
Mở 10 lớp tập huấn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi với 500 người ở 5 huyện tham gia dự án; Tổ chức 3 lớp đào tạo cho 45 cán bộ kỹ thuật cơ sở (12 người về kỹ thuật chăn nuôi đàn gia cầm bố mẹ; 30 người về kỹ thuật chăn nuôi đàn thương phẩm và 03 người về kỹ thuật ấp trứng gia cầm an toàn); Mua 4 máy ấp trứng với công suất 10.000 -12.000 quả cho 4 hộ nông dân tại các huyện Nam Sách, Ninh Giang, Tứ Kỳ.
Đến nay đàn giống bố mẹ vẫn phát huy hiệu quả. Đặc biệt, các hộ tham gia dự án đã tiếp thu công nghệ và hình thành vùng sản xuất gia cầm an toàn sạch bệnh. Qua các đợt dịch H5N1 của các năm 2007-2008 các hộ nói trên đã không bị ảnh hưởng.
Kết quả của dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt như: sản xuất gà giống một ngày tuổi bình quân lãi 668đồng/con, vịt giống 1 ngày tuổi lãi 613 đồng/con, ngan giống 1 ngày tuổi lãi 1.178đồng/con. Đàn gia cầm thương phẩm lãi 2.193đồng/kg, ngan 2.169 đồng/kg, vịt 561 đồng/kg. Hộ gia đình chăn nuôi tiếp thu kỹ thuật chăn nuôi gia cầm an toàn.
Về mặt xã hội: lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Hải Dương thực hiện một dự án chăn nuôi gia cầm an toàn chất lượng cao, quy mô lớn khép kín triển khai đến tận hộ nông dân. Dự án triển khai với nhiều đối tượng gà, vịt, ngan là giống tiến bộ kỹ thuật tổ chức theo quy mô gia trại, trang trại đó là hướng đi đúng trong tình hình dịch bệnh thường xuyên đe doạ, chỉ có tổ chức chăn nuôi lớn với quy trình kỹ thuật chăn nuôi phòng bệnh tiên tiến mới tạo ra chăn nuôi bền vững. Dự án đã xây dựng được hệ thống giống gia cầm khép kín từ chăn nuôi gia cầm ông bà đến bố mẹ và con thương phẩm với quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt và có hiệu quả, chất lượng thịt ngon. Thông qua dự án tỉnh Hải Dương có một bộ quy trình chăn nuôi gia cầm an toàn hoàn chỉnh, xây dựng được mô hình chăn nuôi gia cầm đảm bảo an toàn dịch bệnh và đã được nhân ra diện rộng.
- Xây dựng hệ thống giống gia cầm khép kín từ sản xuất giống bổ mẹ đến con giống thương phẩm, áp dụng giải pháp khoa học và công nghệ về quy trình sản xuất giống, chăn nuôi, thú y để chủ động khống chế và kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm.
- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn quy trình kỹ thuật chăn nuôi - thú y cho người chăn nuôi gia cầm.
- Xây dựng dây chuyền giết mổ gia cầm quy mô công nghiêp 350-500 con/giờ, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng (mục tiêu này không thực hiện theo Quyết định 2062/QĐ-BKHCN ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc dừng dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi).
Sau gần 2 năm triển khai, dự án đã đạt được kết quả như sau:
Xây dựng mô hình nuôi gia cầm theo 3 cấp giống ông bà, bố mẹ và con thương phẩm đã được thực hiện tại một số địa phương của các các huyện: Nam Sách, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Ninh Giang, Kim Thành, Chí Linh với 157 hộ dân tham gia thực hiện. Đàn gia cầm giống ông bà của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương cung cấp đã sản xuất được 3.000 con gà giống Sasso 44 và LV; 2.000 con vịt giống vịt Super M; 2.000 giống ngan siêu nặng và R71; từ đó sản xuất được 107.500 con gà, 55.000 con vịt, 33.000 con ngan, đảm bảo chất lượng, đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi của các hộ trên địa bàn tỉnh. Hiệu quả mang lại đối với gà, vịt, ngan bố mẹ và con thương phẩm lãi được từ 15-20%. Bước đầu hình thành vùng sản xuất giống và chăn nuôi gia cầm thương phẩm an toàn để cung cấp thịt cho người tiêu dùng.
Mở 10 lớp tập huấn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi với 500 người ở 5 huyện tham gia dự án; Tổ chức 3 lớp đào tạo cho 45 cán bộ kỹ thuật cơ sở (12 người về kỹ thuật chăn nuôi đàn gia cầm bố mẹ; 30 người về kỹ thuật chăn nuôi đàn thương phẩm và 03 người về kỹ thuật ấp trứng gia cầm an toàn); Mua 4 máy ấp trứng với công suất 10.000 -12.000 quả cho 4 hộ nông dân tại các huyện Nam Sách, Ninh Giang, Tứ Kỳ.
Đến nay đàn giống bố mẹ vẫn phát huy hiệu quả. Đặc biệt, các hộ tham gia dự án đã tiếp thu công nghệ và hình thành vùng sản xuất gia cầm an toàn sạch bệnh. Qua các đợt dịch H5N1 của các năm 2007-2008 các hộ nói trên đã không bị ảnh hưởng.
Kết quả của dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt như: sản xuất gà giống một ngày tuổi bình quân lãi 668đồng/con, vịt giống 1 ngày tuổi lãi 613 đồng/con, ngan giống 1 ngày tuổi lãi 1.178đồng/con. Đàn gia cầm thương phẩm lãi 2.193đồng/kg, ngan 2.169 đồng/kg, vịt 561 đồng/kg. Hộ gia đình chăn nuôi tiếp thu kỹ thuật chăn nuôi gia cầm an toàn.
Về mặt xã hội: lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Hải Dương thực hiện một dự án chăn nuôi gia cầm an toàn chất lượng cao, quy mô lớn khép kín triển khai đến tận hộ nông dân. Dự án triển khai với nhiều đối tượng gà, vịt, ngan là giống tiến bộ kỹ thuật tổ chức theo quy mô gia trại, trang trại đó là hướng đi đúng trong tình hình dịch bệnh thường xuyên đe doạ, chỉ có tổ chức chăn nuôi lớn với quy trình kỹ thuật chăn nuôi phòng bệnh tiên tiến mới tạo ra chăn nuôi bền vững. Dự án đã xây dựng được hệ thống giống gia cầm khép kín từ chăn nuôi gia cầm ông bà đến bố mẹ và con thương phẩm với quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt và có hiệu quả, chất lượng thịt ngon. Thông qua dự án tỉnh Hải Dương có một bộ quy trình chăn nuôi gia cầm an toàn hoàn chỉnh, xây dựng được mô hình chăn nuôi gia cầm đảm bảo an toàn dịch bệnh và đã được nhân ra diện rộng.
Trần Thị Loan, phòng Quản lý khoa học